Việc con có thể chơi với bạn bè hay không liên quan đến giai đoạn phát triển của con (tương đương với độ tuổi). Khi con chưa tròn 1 tuổi, chơi một mình cũng không sao. Khi hơn một tuổi, con sẽ bắt đầu quan sát những bạn khác chơi và âm thầm nhặt những món đồ chơi bạn đã chơi. Người lớn thường sẽ muốn con chơi với bạn một cách vui vẻ nhưng trẻ khoảng 1 tuổi mới bắt đầu nhận thức được xung quanh và chỉ mới manh nha ý muốn tham gia chung. Vì thế người lớn hãy làm cầu nối giao tiếp cho các con bằng cách hướng dẫn con: “Món đồ chơi đó trông hay quá nhỉ?”, hay “Con mượn bạn đi”.
Việc con có thể chơi với bạn bè hay không liên quan đến giai đoạn phát triển của con (tương đương với độ tuổi). Khi con chưa tròn 1 tuổi, chơi một mình cũng không sao. Khi hơn một tuổi, con sẽ bắt đầu quan sát những bạn khác chơi và âm thầm nhặt những món đồ chơi bạn đã chơi. Người lớn thường sẽ muốn con chơi với bạn một cách vui vẻ nhưng trẻ khoảng 1 tuổi mới bắt đầu nhận thức được xung quanh và chỉ mới manh nha ý muốn tham gia chung. Vì thế người lớn hãy làm cầu nối giao tiếp cho các con bằng cách hướng dẫn con: “Món đồ chơi đó trông hay quá nhỉ?”, hay “Con mượn bạn đi”.
Khi thấy con chỉ chơi có một mình trong khi bé đang ở những nơi có nhiều bạn cùng độ tuổi như nhà trẻ, trường mẫu giáo hay công viên, chắc hẳn ai cũng thấy bất an đúng không nào? Tôi cũng từng tham khảo ý kiến của một trung tâm hỗ trợ nuôi dạy trẻ ở chính quyền địa phương vì lo lắng về tình trạng con trai mình không chịu chơi với bạn bè.
Vì tôi không chỉ nghĩ việc không chơi với bạn là thiếu tính xã hội hay tính hợp tác mà còn nghĩ có khi nào con đang có trở ngại phát triển nào không. Nghĩ thế nên tôi càng thấy lo lắng hơn.
Đặc điểm rối loạn phổ tự kỷ bao gồm khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ thân thiết với các cá nhân khác dẫn đến việc bị cô lập. Thế thì nếu thấy con thường xuyên dành thời gian ở một mình thì chúng ta nên nhận định đó là một dạng khuyết tật hay chỉ là một tính cách riêng của con đây?