Ngày 19/12, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 tổ chức phiên trọng thể.
Ngày 19/12, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 tổ chức phiên trọng thể.
Thứ bảy, 25/12/2021 11:20 (GMT+7)
(ĐCSVN) - Bí thư Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết giữ chức danh Chủ tịch Trung ương Hội khóa X, nhiệm kỳ 2018 – 2023.
Ngày 25/12, Hội nghị Ban Chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam khóa X đã thảo luận và hiệp thương bổ sung nhân sự tham gia Ban Chấp hành, Ban Thư ký, Ban Kiểm tra, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam nhiệm kỳ 2018 – 2023.
Tham dự có Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn; Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn.
Theo đó, Hội nghị đã hiệp thương Bí thư Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết giữ chức danh Chủ tịch Trung ương Hội khóa X, nhiệm kỳ 2018 – 2023.
Hiệp thương bổ sung 2 Phó Chủ tịch Trung ương Hội gồm: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Trưởng ban Thanh niên trường học Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban thư ký Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Nhất Linh và Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên TP Hà Nội Trần Quang Hưng.
Hội nghị cũng đã tiến hành hiệp thương bổ sung 4 ủy viên Ban Chấp hành; 3 ủy viên Ban thư ký và 01 ủy viên Ban Kiểm tra Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa X.
Ngày 12/4/2019, tại Hà Nội, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ V, giai đoạn 2019 – 2023; Bầu Ban chấp hành và Chủ tịch nhiệm kỳ mới.
Ban Chấp hành VSA - nhiệm kỳ V ra mắt đại hội.
Báo cáo tại đại hội, ông Nguyễn Văn Sưa - Phó Chủ tịch VSA đã thông qua báo cáo hoạt động của VSA trong nhiệm kỳ IV, giai đoạn "2013-2018" và cho rằng, đây là giai đoạn ngành thép Việt Nam đạt được rất nhiều thành tựu trong các lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ, xuất nhập khẩu, đầu tư, kiện toàn tổ chức, hợp tác quốc tế và phòng vệ thương mại.
Tuy nhiên, trong những năm qua ngành thép cũng phải đối mặt với nhiều thách thức do dư thừa công suất, sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt không chỉ từ những doanh nghiệp sản xuất trong nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp của thép nhập khẩu từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, nguyên liệu đầu vào lại tăng giảm thất thường, những yếu tố đó tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp (DN) ngành thép. Xác định được khó khăn đó, nhiều DN đã tích cực đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc hiện đại vào sản xuất; đổi mới cả về tư duy, quản trị, tích cực đào tạo nâng cao trình độ cũng như tay nghề cho người lao động nên hiệu quả SXKD những năm qua đều có mức tăng trưởng khá.
Theo dự tính, trong nhiệm kỳ V, giai đoạn 2019 – 2023 nằm ở nửa cuối kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm "giai đoạn 2016-2020", nửa đầu của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025, với tốc độ tăng trưởng kinh tế dự báo khá cao, 6,7-7,0%/năm nên nhu cầu thép cũng tăng cao. Đây cũng là giai đoạn hội nhập kinh tế sâu rộng, đặc biệt là thực hiện các hiệp định tự do thương mại thế giới mới như: CP TPP, EVAFTA, RCEP… sẽ tạo điều kiện tốt cho ngành Thép Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị, công nghệ tốt cho sản xuất thép.
Dự báo trên cho thấy ngành thép sẽ gặp những thuận lợi nhất định, tuy nhiên việc thực hiện các hiệp định tự do hóa thương mại sẽ tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt hơn, nhất là với các sản phẩm thép từ Trung Quốc.
Bên cạnh đó, cũng phải xác định, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều vụ tranh tụng thương mại quốc tế diễn ra thường xuyên hơn, đây chính là nguyên do làm cho công tác xuất khẩu các sản phẩm thép sẽ gặp nhiều khó khăn.
Phát biểu tại đại hội sau khi nhậm chức, ông Nghiêm Xuân Đa- Chủ tịch VSA hứa sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc bảo vệ lợi ích chính đáng cho các DN thành viên.
Một khó khăn lớn nữa, ngành Thép Việt Nam sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thị trường nguyên liệu quốc tế, vì hầu hết các loại nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các sản phẩm thép phải nhập khẩu với số lượng rất lớn (khoảng 90% quặng sắt, 100% than mỡ, 70% thép phế, 100% điện cực graphit).
Từ thực tế trên cho thấy, bên cạnh những thuận lợi, ngành thép phải đối mặt với khó khăn lớn, nhưng với quyết tâm đổi mới toàn diện, sáng tạo, VSA tin rằng ngành thép Việt Nam sẽ phấn đấu SXKD tăng trưởng trung bình khoảng 8% - 10%/năm, như: năm 2019 và 2020 dự kiến tăng trưởng khoảng 10%; 2021 đến 2023 trung bình là 8%.
Không chỉ phấn đấu SXKD tăng trưởng mà vai trò và trách nhiệm của các nhà sản xuất luôn quan tâm, đáp ứng đủ nhu cầu thép cho nền kinh tế, đảm bảo thị trường ổn định, tăng cường xuất khẩu, phát triển bền vững, thân thiện môi trường.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Đình Phúc- Tổng Giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam đã bày tỏ quan điểm lo ngại trước sức ép cạnh tranh của ngành thép ngày càng gay gắt kể từ năm 2010 trở lại đây. Qua đây, ông cũng cho rằng, việc tăng cường công tác thị trường là rất quan trọng nhưng cần có sự cạnh tranh lành mạnh.
Để ngành thép phát triển mang tính ổn định, đưa sản phẩm thép có chất lượng tốt tới người tiêu dùng cần phải có biện pháp ngăn chặn hàng kém chất lượng tràn vào trong nước.
Tại Đại hội, nhiều hội viên cũng kiến nghị, các bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu, sớm ban hành bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn thực hiện.
Cụ thể, đối với sản phẩm phôi thép trong thời gian này gặp nhiều khó khăn do sức ép cạnh tranh với phôi giá rẻ. Bên cạnh đó, DN trong nước phải mua nguyên liệu đầu vào giá cao, nhưng đầu ra của phôi lại thấp nên càng sản xuất càng thua lỗ. Trước đây việc phòng vệ thương mại được áp dụng mạnh mẽ nên sản phẩm phôi trong nước bớt đi phần nào khó khăn, nhưng đến nay bảo hộ cũng sắp hết liệu lực. Do đó, doanh nghiệp sản xuất phôi trong nước đang rất cần các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương xem xét, sớm tiếp tục ban hành bộ tiêu chuẩn bảo vệ sản phẩm phôi thép, giúp DN sản xuất trong nước phát triển ổn định, bảo toàn nguồn vốn và tạo việc làm ổn định cho người lao động.
Tại Đại hội đã nhất trí với danh sách Ban Chấp hành nhiệm kỳ V gồm 13 người. Đồng thời, Ban Chấp hành tiến hành họp phiên thứ nhất và đã nhất trí bầu ông Nghiêm Xuân Đa giữ chức Chủ tịch VSA nhiệm kỳ V, giai đoạn 2019-2023.
Theo đó, Hội nghị đã hiệp thương đồng chí Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam giữ chức danh Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2018 – 2023.
Hội nghị cũng đã hiệp thương bổ sung 2 đồng chí giữ chức danh Phó Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam gồm: đồng chí Nguyễn Nhất Linh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Trưởng ban Thanh niên trường học Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban thư ký Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam; đồng chí Trần Quang Hưng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Thành Đoàn Hà Nội; Chủ tịch Hội Sinh viên Thành phố Hà Nội.
Tại hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương Hội Hội Sinh viên Việt Nam đã tiến hành hiệp thương bổ sung 4 đồng chí vào Ban Chấp hành Trung ương Hội Hội Sinh viên Việt Nam khóa X; 3 đồng chí vào Ban thư ký Trung ương Hội Hội Sinh viên Việt Nam khóa X; 01 đồng chí vào Ban Kiểm tra Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, đồng chí Nguyễn Minh Triết, tân Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam bày tỏ, đây là niềm vinh dự nhưng cũng đồng thời là nhiệm vụ, trách nhiệm lớn lao mà tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam các cấp và hội viên, sinh viên Việt Nam giao phó.
Với trọng trách là người đứng đầu tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam, một tổ chức của những người trẻ, có sức khỏe, giàu tri thức, giàu nhiệt huyết, giàu năng lượng, đồng chí Nguyễn Minh Triết nguyện sẽ tiếp tục nỗ lực cố gắng hết mình, tận tâm, tận lực, nhanh chóng tiếp cận nhiệm vụ mới; cầu thị học hỏi, kế thừa thành quả, kinh nghiệm quý báu của những người tiền nhiệm, chung sức, đồng lòng cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam hoàn thành tốt nghị quyết Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X./.
Vừa qua, tại trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thứ trưởng Tạ Quang Đông đã chủ trì buổi lễ công bố và trao quyết định công nhận Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Thúy Nga, Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Múa Việt Nam giữ chức Giám đốc Học viện Múa Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025.
Trước đó, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018, cô Nguyễn Thúy Nga đã được Hội đồng trường Học viện Múa Việt Nam bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Học viện Múa Việt Nam theo Nghị quyết số 03/NQ-HĐT ngày 28/02/2024.
Sau khi ban hành Nghị quyết bổ nhiệm cán bộ, Hội đồng trường Học viện Múa Việt Nam đã có Tờ trình báo cáo, đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận chức vụ Giám đốc Học viện Múa Việt Nam đối với cô Nguyễn Thúy Nga.
Được biết, cô Nguyễn Thúy Nga sinh năm 1970, trước đó từng giữ chức vụ là Trưởng khoa Diễn viên Múa, Học viện Múa Việt Nam. Ngày 19/11/2020, cô đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Quyết định công nhận là Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Múa Việt Nam nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Với những yếu tố thuận lợi về giá, thị trường và sản lượng, xuất khẩu cà phê năm 2024 dự báo có thể đạt kỷ lục 5 tỷ USD, ngành cà phê sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung.
Ngày mai (10/9), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân Naly Sisoulith sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly.
MINH CHỨNG SỐNG ĐỘNG CHO QUAN HỆ HỮU NGHỊ VĨ ĐẠI
Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Minh Tâm cho biết, chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith là chuyến thăm thứ 2 kể từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 11 của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đến nay và tiếp ngay sau chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị Chủ tịch nước.
Đây là minh chứng sống động, thể hiện tình cảm tốt đẹp, sâu đậm mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt, gắn bó, thủy chung, trong sáng giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.
Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương nhấn mạnh, chuyến thăm là một trong những dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hai nước.
Quan hệ Việt-Lào thời gian qua đạt nhiều kết quả nổi bật. Quan hệ chính trị được tăng cường và ngày càng đi vào chiều sâu, gắn bó, tin cậy, giữ vai trò nòng cốt, định hướng tổng thể trong quan hệ hai nước.
Hai bên luôn khẳng định "quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào là tài sản chung vô giá của hai Đảng, hai dân tộc, là tất yếu khách quan, quy luật lịch sử và là nguồn sức mạnh to lớn nhất của hai nước, cần giữ gìn, phát huy và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau".
Trong 8 tháng đầu năm, hai bên đã trao đổi hơn 100 đoàn cấp cao và các cấp, ký nhiều văn kiện hợp tác.
"Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các lãnh đạo chủ chốt thường xuyên quan tâm chỉ đạo, tăng cường quan hệ tin cậy chính trị, nâng cao hiệu quả hợp tác trên các lĩnh vực", Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương nêu.
Việt Nam và Lào tăng cường trao đổi lý luận, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô...
Hợp tác quốc phòng - an ninh là một trong những trụ cột quan trọng. Hai nước tiếp tục bảo đảm an ninh, duy trì biên giới hòa bình trật tự an toàn xã hội ở mỗi nước; hợp tác chặt chẽ trong phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, tội phạm xuyên quốc gia, nhất là tội phạm về ma túy.
Việt Nam và Lào còn phối hợp tìm kiếm cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam tại Lào hy sinh trong thời kỳ chiến tranh.
Việt Nam phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ Lào về vật chất, trang thiết bị cũng như kinh nghiệm để Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA trong năm 2024. Tại Liên Hợp Quốc, hai nước phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau trên nhiều vấn đề.
Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư được thúc đẩy và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Đến nay Việt Nam có 256 dự án đầu tư sang Lào với tổng vốn đầu tư hơn 5,5 tỷ USD, vốn thực hiện lũy kế đến nay đạt 2,8 tỷ USD.
Trong 7 tháng đầu năm, có 6 dự án được cấp phép mới với vốn đầu tư đạt 36,7 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2023. Phó Trưởng Ban Đối ngoại cho biết, nhiều dự án đầu tư của Việt Nam hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực trong phát triển của Lào, nhất là viễn thông, ngân hàng, trồng và chế biến cao su, sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, sữa.
Hai bên đã hoàn thành và bàn giao cho phía Lào 4 dự án đưa vào khai thác, sử dụng.
Kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào năm 2023 đạt 1,6 tỷ USD, 8 tháng đầu năm kim ngạch thương mại đạt khoảng 1,3 tỷ USD.
Về giao thông, vận tải, hai bên tập trung thực hiện bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ về Chiến lược hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030; tiếp tục thúc đẩy tìm kiếm các nguồn vốn để triển khai dự án trọng điểm.
Về năng lượng điện, hai bên tích cực triển khai biên bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ về việc phát triển các dự án thủy điện tại Lào và mua bán giữa hai nước. Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng 3.000MW điện từ Lào đến năm 2025 và 5.000 MW đến năm 2030.
Về nông lâm, hai bên thống nhất coi hợp tác lĩnh vực này là rất quan trọng, trong đó trao đổi chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn giảm nghèo, nâng cao năng lực thể chế, chính sách trong quản lý sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi...
Về văn hóa, giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được quan tâm, bảo đảm chất lượng, hiệu quả hơn. Việt Nam dành cho Lào khoảng hơn 1.000 học bổng mỗi năm và đến nay có khoảng hơn 14.000 lưu học sinh Lào đang học tập tại hơn 170 cơ sở giáo dục của Việt Nam.
Quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa ban, bộ, ngành, cơ quan của Quốc hội, Mặt trận, đoàn thể, địa phương tiếp tục được đẩy mạnh và thực chất hơn.
Hoạt động đối ngoại nhân dân được hai nước quan tâm thường xuyên; tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, góp phần tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước.
QUAN HỆ VIỆT-LÀO SẼ LÊN TẦM CAO MỚI
Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Minh Tâm khẳng định, chủ trương nhất quán của Việt Nam là dành ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển quan hệ hợp tác với Lào đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, coi đây là nhiệm vụ chiến lược, mối quan tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại, xác định rõ giúp bạn là giúp mình.
Hai bên tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ về đường lối, chủ trương chiến lược, tạo sự tin cậy ngày càng cao và giúp nhau tăng cường xây dựng thực lực cách mạng vững mạnh về mọi mặt, trước hết là xây dựng Đảng và đội ngũ cán bộ là nhân tố hàng đầu quyết định vai trò lãnh đạo của mỗi Đảng, là cơ sở chính trị vững chắc để thúc đẩy hiệu quả quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.
"Bước vào giai đoạn mới, dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng và phức tạp, để bảo đảm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới ở mỗi nước, Nghị quyết Đại hội toàn quốc của mỗi Đảng, hai bên tiếp tục khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của mối quan hệ đoàn kết đặc biệt trong tình hình mới.
Trên cơ sở nhất quán các nguyên tắc mà hai Đảng đã thống nhất, hai bên nhất trí đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý chí tự lực, tự cường, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, kết hợp thỏa đáng tính chất đặc biệt của quan hệ Việt Nam - Lào với thông lệ quốc tế", ông Nguyễn Minh Tâm phân tích.
Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương tin tưởng chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith sẽ đưa quan hệ Việt Nam - Lào phát triển lên tầm cao mới, vì lợi ích thiết thực của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, trên thế giới.
Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân Naly Sisoulith sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ 10 - 13/9.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào cảm ơn Chủ tịch nước Tô Lâm đã mang đến Lào tình cảm hữu nghị chân thành, đoàn kết, gắn bó keo sơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em.
Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane và gặp các nguyên lãnh đạo cấp cao Lào.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Án sát :Tháng 6 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), đặt chức Án sát ở 12 Thừa tuyên và đặt bat y (tức Đô ty, Thừa ty, Hiến ty) ở Quảng Nam. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) quy định Án sát dưới quyền Tổng đốc, Tuần phủ. Ty Án sát sứ các tỉnh có Thông phán, Kinh lịch, bát cửu phẩm Thư lại, Vị nhập lưu thư lại. Số lượng nhiều ít tuỳ theo từng tỉnh.
Ở các tỉnh nhỏ chỉ có Tuần vũ thì Án sát giữ vị trí tỉnh Phó giữ việc hình. Thời Tự Đức (1848-1883) Án sát coi như tỉnh Phó của tỉnh nhỏ.
Án sát sứ ty:là cơ quan phụ trách việc hình thời Nguyễn. Là ty giúp việc cho Tổng đốc hoặc Tuần vũ.
Ấm chức:Theo Phan Huy Chú-Lịch triều hiến chương loại chí- Cấp bậc phong Ấm thực thi từ thời Trần Thánh Tông, năm Thiệu Phong thứ 10(1267). Lúc bấy giờ định lệ phong Ấm cho Tôn Thất. (Con cháu trước làm tới chức tước gì thì quy định ông cha được truy phong ở mức nào). Đến thời Lê, thời Lê Thánh Tông lệ phong Ấm được quy định khá chi tiết.
Ví dụ: Quận công thì cha và ông đều được phong tước hầu, mẹ và bà đều được phong Chánh phu nhân, vợ được phong Phu nhân, con trưởng được phong Triều liệt đại phu, các con được phong Hoằng tín đại phu, cháu trưởng được phong Hiển cung đại phu.
Tước hầu thì cha và ông đều được phong Bá, mẹ và bà đều được phong Tự Phu nhân, các con trưởng được phong Hoằng tín đại phu, các con được phong Hiển cung đại phu, cháu trưởng được phong Mậu lâm lang…
Đời Huyền Tông, năm Cảnh Trị thứ 2 (1664). chuẩn định cho công thần khai quốc từ Tam thái, Tam thiếu trở lên con cháu đời đời là công thần tôn; công thần trung hưng, thì từ Tả Hữu Đô đốc, Tả Hữu Thị Lang trở lên con cháu đời đời là quan viên tử.
Bá:Tước thứ 3 trong 5 tước thời phong kiến: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam.
Từ thời Lý đã đặt ra tước: Tước Vương, tước công ban cho các thân vương của vua.
Đời Trần ngoài tước Vương còn ban tặng các tước khác như: Quốc, Công, Thượng Hầu, Quan nội hầu, Thượng phẩm, Quan phục hầu…
Đời Lê thế kỉ XV, Lê Lợi ban phong cho các tướng công thần các tước khác nhau như Á hầu, Thông hầu, Minh tự, Đại liêu ban…
Đời Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ 2 (1471) bắt đầu định quan chế và các tước; trong đó có 5 tước Công Hầu, Bá, Tử, Nam. Các đời về sau vẫn dựa theo thể lệ đó; tuy nhiên cũng có sự thay đổi về việc ban, phong cho các công thần. Cũng theo quy chế thời Hồng Đức tước Quận công lấy tên phủ, huyện (1 chữ đầu) làm hiệu; tước Hầu, Bá lấy tên xã làm hiệu.
Ví dụ: Lương Xuyên Bá Vũ Yêm con trưởng cụ Vũ Cảo (chi IV).
Tước Tử, Nam lấy tên xã, cũng có khi lấy tên người được phong.
Ví dụ: Vũ Trung là con Vũ Phẩm, làm chức huyện thừa được phong Nhuận Trạch Nam.
Vũ Duy Thảo, con cụ Vũ Duy Liên, Học quan, làm Tham nghị xứ Kinh Bắc, tước Tham Trạch Tử…
Bảng nhãn:Từ năm Bính Ngọ (1246) đời Trần Thánh Tông (1225-1258) định ra Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám Hoa. Năm sau chính thức định là Tam khởi, Lê Thánh Tông, năm Nhâm Thìn (1472) cho đổi gọi Bảng nhãn là Đệ nhị giáp Tiến sĩ cập đệ- đệ nhị danh. Bảng nhãn tặng hàm tong lục phẩm, 7 tư. Nếu vào làm việc ở viện Hàn lâm thì thăng lên một cấp.
Bách hộ: Quan chế thời Hồng Đức, ban võ có chức Bách hộ, trật chánh lục phẩm.
Thời Nguyễn thế kỷ XIX, Bách hộ trở thành hư hàm; có thể mua được.
Binh bộ: Từ thời Lê Nghi Dân, năm Kỉ Mão (1459) bắt đầu đặt đủ 6 bộ trong đó có bộ Binh. Đến tháng 6 năm Ất Mão (1675) đời vua Lê Gia Tông định rõ chức việc của 6 bộ. Trong đó quy định bộ Binh giữ việc binh nhung.
Biên chế bộ Binh thời Nguyễn gồm có: 1 Thượng thư, 2 Tả lang, 5 Chủ sự, 10 chánh bát phẩm Thư lại, 10 chánh cửu bát phẩm Thư lại. Cơ quan thuộc bộ gồm 1 xứ Binh trực và 7 ty giữ các việc lien quan đến binh nhung.
Biện nghiệm:Theo Lê Quý Đôn trong Đại Việt thông sử- chức Thái y biện nghiệm làm nhiệm vụ thăm khám cho người bệnh.
Bồi tụng :Là Á tướng, thứ bậc sau Tể tướng, từ thời Lê trung hưng thế kỉ XVII về sau chúa Trịnh nắm quyền mới đặt chức Bồi tụ phủ đường. Khi Lê Chiêu Thống lên ngôi năm Đinh Mùi (1787) đã bãi bỏ chức Bồi tụng mà lại đặt chức Tham tri như trước.
Cai hợp:Chức quan trong các phiên ở phủ chúa Trịnh.
Dưới thời các chúa Nguyễn là chức quan Tá nhị của 3 ty Xá sai, Lệnh sử và Tướng thần lại. Thời Minh Mạng (1829-1840) bỏ chức Cai hợp.
Cai tổng:Đơn vị hành chính tổng có thể xuất hiện vào thời Mạc, thế kỉ XVI. Tổng lớn hơn xã, một tổng có thể gồm từ 3 đến 5 xã. Cai tổng là người cai quản tổng đó. Quyền hạn của Cai tổng cũng tương tự như Chánh tổng thời Nguyễn (1802-1945)
Cẩm vệ y:Là cơ quan xét kiện thời Lê Thánh Tông. Về sau có sự thay đổi; theo Sử học bị khảo: Cấm quân 2 vệ Cẩm y và Kim ngô vệ nào cũng có Đô chỉ huy sứ, Thiêm tư, Trấn điện tướng quân, Lực sĩ hiệu uý, Đoán sự, Thiên hộ 5 sở Thiên hộ, Phó thiên hộ. Lương y sở, Lương y chính lại thuộc về Cẩm y… Cẩm vệ y thời Nguyễn gồm 10 đội túc trực; là thiên binh túc vệ vua (bảo vệ vua).
Công bộ thị lang:là chức phó của Công bộ thượng thư. Thời Nguyễn trong mỗi bộ đặt Tả hữu Tham tri, đứng dưới Thượng thư, Tả Hữu Thị Lang đứng hang thứ ba.
Cử nhân:học vị cấp cho người trúng tuyển kì thi Hương. Từ năm Giáp Thân (1404) Hồ Hán Thương định cách chức thi Cử nhân: Phép thi chia làm 4 kì, sau thêm kì thi viết chữ và tính (5 kì). Quân nhân, phường chèo, người có tội không được thi. Ai đỗ kì thi Hương được miễn lao dịch, miễn đi lính.
Đại lý tự:Là tên cơ quan. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đổi đặt 6 Viện là 6 Tự. Trong đó có các chức Khanh, Thiếu Khanh, Thừa.
Nhà Nguyễn cũng đặt Đại lý tự. Năm Minh Mạng thứ 8 (1827) chuẩn định quan chế có Đại lý tự khanh, trật chánh tam phẩm. Đại lý tự thiếu khanh, trật chánh tứ phẩm. Viên ngoại lang 1 viên, chủ sự 2 viên, Tự vụ 2 viên, Bát cửu phẩm thư lại gồm 4 viên, vị nhập lưu Thư lại gồm 20 người. Đại lý tự cùng bộ Hình, Viện đô sát thành tam pháp ty xét việc hình án.
Đại lý tự khánh: Trưởng quan của Đại lý tự.
Đại tướng quân: Năm Bính Thân (1296) đời Trần lấy Phạm Ngũ Lão làm Hữu kim ngô vệ Đại tướng quân. Năm Ất Dậu (1405), thời Hồ Hán Thương, Đại tướng quân được giao trông coi các quân mới lập. Năm 1428, những vũ khí lớn cũng gọi là Đại tướng quân. Thời Nguyễn cũng dùng danh hiệu này.
Đại nguyên soái: Thời vua Lê-chúa Trịnh, năm Kỉ Hợi (1599) chúa Trịnh Tùng tự phong Đô nguyên soái-Đại nguyên soái. Năm Mậu Thân (1668) Trịnh Tạc cũng tự phong Đại nguyên soái thượng sư thái phụ Tây Vương.
Điển bạ: Năm Minh mạng thứ 8 (1827) đặt chức Điển bạ trong Quốc Tử Giám, trật tòng bát phẩm.
Đề lại:Danh chức lại viên định năm Đinh Dậu (1477) quy định: Lại viên các nha môn ở trong không có xuất thân khi mới bổ sung cho làm Thông lại, sau 6 năm thăng làm Đề lại. Năm Gia Long thứ nhất (1802) mỗi phủ nha đặt 2 đề lại, 8 Thông lại; trật chánh cửu phẩm văn ban.
Cấp sự trung: Trong sáu khoa đặt từ thời Lê Nghi Dân có các chức Đô cấp sự trung, Cấp sự trung, trật chánh thất phẩm, bát phẩm.
Năm Minh Mạng thứ 18 (1837), đặt chức Chưởng ấn Cấp sự trung, trật tòng tứ phẩm.
Câu kê:Là chức quan trong các phiên của phủ chúa, đứng dưới chức Thiêm tri phiên. Trật chánh thất phẩm. Thời các chúa Nguyễn chức Câu kê có thay đổi.
Chỉ huy sứ ty: Là chức quan Võ thời Nguyễn thuộc vệ Cẩm y, chỉ huy các đội thường trực và ty trấn phủ, trật chánh tam phẩm võ ban.
Chính tự. Theo quan chế thời Bảo Thái, Trung thư giám Chính tự trật chánh thất phẩm. Thời Nguyễn quan Chính tự làm nhiệm vụ dạy học. Lấy Hàn lâm viện Kiểm thảo, Đãi chiếu sung vào
Chiêu văn quán, Tú lâm cục: Theo Phạm Đình Hổ, thời Hồng Đức (1470-1497) đặt ra Sùng văn quán, Tú lâm cục. Con của các quan ở ban văn từ tam phẩm trở lên, được bổ làm học sinh Sùng văn quán. Con các quan từ ngũ phẩm tr?lên được bổ làm học sinh Tú lâm cục... nếu như nghiệp của họ không tinh, cho lui về làm quan viên tử.
Đến thời hậu Lê (từ Lê Trang Tông 1533-1548) trở đi đổi Sùng văn quán làm Chiêu văn quán, con các quan ở phẩm hàm cuối gọi là Tú lâm cục.
Công bộ : Là một trong sáu bộ, đặt từ thời Lê Nghi Dân. Công bộ đảm trách việc xây dựng thành hào, cầu cống, đường xá, tu sửa, xây dựng nhà sở; thi hành lệnh cấm về núi rừng, vườn tược, sông.
Biên chế Công bộ thời Nguyễn gồm: 1 Thượng thư, 2 Tả Hữu Tham tri, 2 Tả Hữu Thị lang, 3 Lang trung, 3 Viên ngoại, 4 Chủ sự, 4 Tư vụ, 8 chánh bát phẩm Thư lại.
Công bộ Thượng thư: Quan đứng đầu bộ Công, theo quan chế thời Hồng Đức và Bảo Thái cho hàm tòng nhị phẩm; thời Nguyễn cho hàm Chánh nhị phẩm, thuộc hàng Chánh khanh.
Đề điệu: Tên chức quan. Trong các kỳ thi Hội thời Lê có một quan đứng đầu trường thi (Chánh chủ khảo) là Đề điệu. Chức này thường dùng đại thần không kể quan văn hay võ. Thời Nguyễn nó dùng chức Đề điệu, thường củ người có khoa bảng giữ chức
Đô ngự sử:Thời Lê Thái Tổ theo quan chế thời Trần, đặt Ngự sử đài có các chức Thị ngự sử, Ngự sử trung thừa, Phó trung thừa, Giám sát ngư sử, Chủ bạ; sau đặt Đô ngự Sử, Phó đô ngự sử, Thiêm đô ngự sử cùng trưởng quan là Ngự sử đại phu. Đô ngư sử giữ phong hóa pháp độ, chức rất trọng. Thời Nguyễn chức quan đứng đầu Đô sát viện trật chánh nhị phẩm văn ban.
Đô đốc : Thời Quang Thái nhà Trần đặt chức Đô đốc ở các bộ. Năm Tân Ty (1461) bổ dụng Lê Lộng làm Đô đốc bình chương quân quốc trọng sự. Đô đốc kiêm chức Tế tướng. Năm Bính Tuất (1466) bắt đầu đặt quân 5 phủ: Trung quân phủ, Đông quân phủ, Tây quân phủ, Nam quân phủ, Bắc quân phủ. Gọi là ngũ quân Đô đốc phủ. Có các chức Tả Hữu Đô đốc, Đô đốc đồng tri, Đô đốc thiêm sự chuyển giữ việc quân. Quan chế thời Hồng Đức cho Tả Hữu Đô đốc trật tòng nhất phẩm.
Đô đốc phủ: Năm Đinh Sửu (1397) định lại quy chế về quan ngoài cấp bộ đặt phủ Đô đốc để trông coi.
Đô lại: Danh chức này định ra từ năm Đinh Dậu (1477). Thư lại sau 3 năm làm việc sung làm Đại lại, tiếp theo 3 năm nữa thăng là Điển lại, 3 năm nữa không phạm lỗi gì sẽ được thăng Đô Đạo các Thừa lệnh sở ở các nha phủ làm việc Bầu 3 năm thì thăng Đô lại
Đốc đồng:Theo Phan Huy Chú chức Đốc đồng đặt ra từ thời Lê trung hưng. ở các trấn đặt chức Đốc đồng; khám xét việc kiện cáo Chức Đốc đồng dùng quan tứ phẩm, ngũ phẩm trở xuống
Đồng tri phủ:Năm Bính Tuất (1466), bãi bỏ các lộ, trấn, đổi đặt là phủ. Đổi An phủ sứ làm Tri phủ. Trấn phủ sứ làm Đồng tri phủ. Theo quan chế thời Bảo Thái (1720-1729) Đồng tri phủ trật chánh thất phẩm.
Đông các hiệu thư:Theo quan chế thời Hồng Đức, năm Tân Mão (1471) đặt chức Đông các hiệu thư, trật chánh lục phẩm; vinh phong Mậu lâm lang ngang với Hàn lâm viện Thị thư.
Đồng tri châu: Thời Hồng Đửc đổi trấn làm châu, đổi Phòng ngụ làm Tri châu, Đồng Tri châu là Phó của Tri châu, cùng cai quản một châu. Quan chế thời Bảo Thái cho trật tòng bát phẩm.
Đốc học: Là Học quan cấp tỉnh thời Nguyễn. Năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt chức Phó Đốc học ở một số nơi.
Đội trưởng: Tổ chức quân đội thời Nguyễn chia mỗi đội thành 50 người, đặt Cai đội 1 người, Đội trưởng và Ngoại uỷ Đội trưởng 2 người. Đội trưởng quân ở các tỉnh trật tòng thất phẩm.
Đồn điền sở. Lập sở đồn điền từ năm Tân Sửu (1481). Sở này có chức năng quản lý việc làm ruộng. Trưởng quan là Đồn điền sứ.
Đồn điền sở phó sứ. Là chức phó của Đồn điền sở sứ thời Lê.
Giáp: Là tổ chức quần chúng tự nguyện tập hợp những người đàn ông trong một làng, cùng lo việc tế thần và giúp nhau trong cuộc sống. Giáp có một Giáp trưởng do cả Giáp bầu ra. Giáp thường đặt tên theo phương hướng, theo số thứ tự, theo tên chữ. Giáp xuất hiện từ thời Hồng Đửc, nửa sau thế kỷ XV.
Giải nguyên.Người đỗ đầu trong kỳ thi Hương thời Nguyễn.
Giảng dụ: Là chức quan giảng dạy trong cung thời Bảo Thái, trật chánh cửu phẩm.
Giám sát ngự sử: Theo Phan Huy Chú: Thời Lê Thánh Tông đặt chức Giám sát ngự sử và 13 Giám sát ngự sử ở các đạo. Thời Lê trung hưng về sau theo đó không đổi. Ngự sử đài trông coi công việc của Ngụ sử 13 đạo. Giám sát ngự sử 13 đạo trật chánh thất phẩm.
Giám sinh: Là học sinh Quốc Tử Giám, đặt ra từ thời Lê. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục: Người nào thi Hương trúng 4 kỳ được sung vào học tại Quốc Tử Giám. Giám sinh chia làm 3 xá: Thượng xá sinh, trung xá sinh, hạ xá sinh. Thời Nguyễn những học sinh đã đỗ Cử nhân, chuẩn bị thi Hội được vào học ở Quốc Tử Giám.
Hàn lâm viện: Là tên cơ quan. Từ thời Lý đã đặt Hàn lâm viện và đặt chức Học sĩ. Nhà Lê cũng noi theo thời Lý-Trần đặt Hàn lâm viện có chức Phụng chỉ, Thị độc, Thị giảng, Trực học sĩ, Tri chế cáo, Đãi chế, Hiệu điểm. Sau lại đặt Đại học sĩ. Thời Lê Thánh Tông bỏ Đại học sĩ đặt Thừa chỉ, Thị độc, Thị giảng, Thị thư, Đãi chế, Hiệu lý, Tu soạn, Kiểm thảo, trật từ chánh tứ phẩm trở xuống. Nhà Nguyễn vẫn đặt Hàn lâm viện, tuy có thay đổi một số chức trong đó: Hàn lâm viện Chưởng viện học sĩ, Trực học sĩ, trật Chánh tam phẩm. Hàn lâm viện Thị độc học sĩ chánh tử phẩm trở xuống.
Hàn lâm viên biên tu:Chức này trong Viện Hàn lâm được đặt từ năm Minh Mạng thứ 8 (1827), trật chánh thất phẩm.
Hàn lâm viện Đãi chiếu: Nhà Lê đặt Hàn lâm, trong đó có chức Đãi chế. Nhà Nguyễn trong Viện Hàn lâm có chức thấp nhất tòng cửu phẩm gọi là Hàn lâm Đãi chiếu.
Hàn lâm viện Hiệu thảo: Theo quan chế thời Bảo Thái có chức Hàn lâm viện Hiệu thảo, trật tòng thất phẩm.
Hàn lâm viện Thị độc: Theo quan chế thời Hồng Đức, Hàn lâm viện Thị độc trật chánh ngũ phẩm. Thời Nguyễn cũng có chức quan Hàn lâm viện Thị độc.
Hình bộ Hữu Thị lang:Chức quan đứng hàng thứ ba trong bộ Hình thời Nguyễn, trật chánh tam phẩm. Thời Lê, Hữu Thị lang là chức phó của Thượng thư.
Hình bộ Tả Thị lang: Chức quan đứng thứ ba trong bộ Hình thời Nguyễn, trật chánh tam phẩm. ởthời Lê Tả Thị lang cũng là chức phó của Thượng thư.
Hình bộ Thượng thư: Là trưởng quan của bộ Hình. Theo quan chế thời Hồng Đức Thượng thư trật tòng nhị phẩm; thời Nguyễn chánh nhị phẩm.
Hiến sát sứ: Là trưởng quan của Hiến sát sứ ty. Theo quan chế thời Hồng Đức, chức Hiến sát sứ, Hiến sát phó sứ chức vụ là đàn hặc, xét hỏi, khám đoán, hội đồng kiểm soát, khảo khoá, tuần hành... Thời Bảo Thái, Hiến sát sứ hàm chánh lục phẩm.
Hiến sát phó sứ: Là chức quan thứ hai, sau Hiến sát sứ; theo quan chế thời Bảo Thái hàm chánh thất phẩm.
Hoàng giáp: Học vị gọi những người thi Đình đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân- đỗ thứ hai trong kỳ thi Đình.
Hộ bộ Hữu Thị lang: Chức quan dưới Thượng thư và Tham tri; có Tả, Hữu 2 người, trật chánh tam phẩm.
Hộ bộ Thượng thư: Trưởng quan của bộ Hộ, trật tòng nhị phẩm. Thời Nguyễn hàm chánh nhị phẩm.
Hoành từ khoa: Năm Đinh Hợi (1467) mở khoa Hoành từ để chọn nhân tài- văn hay học rộng. Quan từ tứ phẩm trở xuống đều được dự thi. Người nào trúng tuyển được vào học ở Bí thư giám.
Hội chủ: Người đứng chủ một hội như Hội thiện, Hội sãi vãi, thường làm các việc hưng công, trùng tu, xây dựng đình, chùa, quán... ở làng xã trước kia.
Hữu Thị lang: Là chức phó của Thượng thư thời Lê, trật tòng tam phẩm; có Tả, Hữu Thị lang. ởthời Nguyễn Tả, Hữu Thị lang đứng dưới chức Tả, Hữu Tham tri.
Hương cống: Học vị của người đỗ khoa thi năm Canh Thân (1740) thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738- 1765). Khoa thi này có 4 kỳ, ai đỗ kỳ thứ 4 gọi là Hương cống, sẽ được bổ làm Tri phủ, Tri huyện, Huấn đạo.
Huấn đạo phủ: Đạt từ thời Lê. Thời Nguyễn phủ nào có Tri phủ thì đặt Giáo thụ, có Đồng Tri phủ thì đặt Huấn đạo 1 người. Huyện cũng đặt 1 Huấn đạo. Châu sát biên giới không đặt chức này. Huấn đạo ở các huyện thời Nguyễn thường là chánh thất phẩm, tòng thất phẩm, hoặc chánh bát phẩm văn giai.
Huyện thừa: Thời Quang Thuận, năm Canh Thìn (1460) đổi chức Chuyển vận sứ làm Tri huyện, Tuần sát làm Huyện thừa. Thời Hồng Đức Huyện thừa trật tòng thất phẩm.
Khán thủ:Là chức việc hàng xã đặt từ thời Lê; có trách nhiệm đảm bảo an ninh trong làng xã, giống như chức Trương tuần thời Nguyễn.
Khoa Sĩ vọng: Theo Lê Quý Đôn – Kiến văn tiểu lục, thì khoa thi Sĩ vọng cũng gọi là khoa Hoành từ (xem khoa Hoành từ), chỉ có Cống sĩ mới được dự thi, nhằm cất nhắc những sĩ tử có danh tiếng mà lâu nay bị chìm đắm, chưa được trọng dụng. Khoa Sĩ vọng đặt ra từ tháng 8 năm ất Sửu (1625).
Khoá sinh: Là học trò thi trúng cách lần thứ hai ở huyện, trong những kỳ thi chọn người đi thi Hương.
Kỳ Anh quán:Là nơi tụ hội của các hưu quan làng Mộ Trạch để bình thơ, văn hoặc sát hạch học trò trước kỳ thi Hương.
Lại bộ: Đặt từ thời Lê Nghi Dân năm Kỷ Mão (1459); là một trong sáu bộ. Các quan gồm có Thượng thư (đúng đầu) Tả Hữu Thị lang, Lang trung, Viên ngoại lang, Tư vụ. Thời Nguyễn quan chức Lại bộ gồm : 1 Thượng thư, 2 Tả Hữu Tham tri, 2 Tả Hữu Thị lang, 3 Lang trung, 3 Viên ngoại lang, 4 Chủ cự, 4 Tư vụ, 8 bát phẩm Thư lại, 8 cửu phẩm Thư lại và 50 vị nhập lưu Thư lại.
Lại bộ Tả Thị lang: Theo quan chế Nguyễn, đó là chức quan đứng hàng thứ ba trong bộ Lại, trật chánh tam phẩm, ngang hàng với quan Hữu Thị lang.
Lang y (Lương y): Người làm nghề thày thuốc trong dân gian.
Lễ bộ Thượng thư: Quan đứng đầu bộ Lễ (một trong 6 bộ thời Lê). Thời Hồng Đức cho hàm nhị phẩm, thời Nguyễn hàm chánh nhị phẩm. Thời Lê năm ất Mão (1675), định rõ chức vụ của 6 bộ; bộ Lễ đảm trách giữ việc Lễ nghi tế tự, khánh tiết, yến tiệc, trường học thi cử, ấn tín, phù hiệu, áo mũ, chương tấu biểu văn, sứ thần cống nạp, các quan chào mừng, tư thiên giám, thuốc thang, bói toán, đạo lục, đồng văn nhã nhạc, giáo phường. Quan chế thời Nguyễn, biên chế gồm: 1 Thượng thư, 2 Tả Hữu Tham tri, 2 Tả Hữu Thị lang, 3 Lang trung, 3 Viên ngoại, 4 Chủ sự, 5 Tư vụ, 7 Viên chánh bát phẩm Thư lại, 8 viên chánh cửu phẩm Thư lại và 50 vị nhập lưu Thư lại.
Lệnh sử: Theo Lịch triều hiện chương loại chí: Lệnh sử được quyền khám hỏi các việc lặt vặt của các xã dân kiện nhau. Việc quan hệ đến hình luật thì do quan có thẩm quyền xét xử.
Lý trưởng: Người đứng đầu hàng xã, giống như Xã quan- Xã trưởng trước đây. Chức Lý trưởng được đặt ra từ thời Minh Mạng (1820-1840) là người đứng đầu chính quyền cấp cơ sở của chế độ phong kiến và thực dân sau này.
Nhiêu nam: Là danh hiệu đặt từ thời Lê để gọi nam giới ở trong các làng xã đã ở tuổi 55-60 (được miễn phu phen tạp dịch). Hoặc dùng để tặng những người có công bắt được trộm cướp ở làng, tuy chưa đến tuổi trên.
Nho sinh: Theo Cương mục: Con cháu các quan viên được sung vào học ở Chiêu văn quán, hoặc Tú lâm cục gọi là Nho sinh.
Nho sinh trúng thức: Thời Lê chia học trò làm hai hạng gồm: Nho sinh trúng thức, Giám sinh và Nho sinh, Sinh đồ; tuỳ theo tài đức của mỗi hạng mà bổ dụng.
Nhập nội hành khiển: Đặt từ thời Lý, chuyên dùng hoạn quan ở chức đó. Đời Trần thời Thiệu Phong (1341-1357) dùng người có văn học giữ chức Nhập nội hành khiển: Chức này đứng sau chức Tể tướng.
Phó bảng: Học vị được đặt thêm từ năm Minh Mạng thứ 10 (1829). Phó bảng xếp sau Tiến sĩ, không được dự thi Đình. Tên được ghi vào bảng đỏ, không được khắc vào bia đá.
Phó tổng: Cấp phó của Chánh tổng được đặt từ thời Gia Long (1802- 1819). Tổng gồm từ 3 đến 5, 6 xã, Chánh tổng đứng đầu tổng. Phó tổng phụ tá cho Chánh tổng, được trật tòng cửu phẩm võ giai.
Phó câu kê: Là chức quan trong các phiên của phủ chúa Trình, trật tòng thất phẩm.
Phó sở sứ: Chức quan phó quản lý các sở như các sở đồn điền, sở tầm tang, điển mục... Bách ký sở.
Pháp môn phù thuỷ: Là người hành nghề cúng bái, ma thuật.
Phủ doãn: Chức quan đặt thời Lê, cai quản phủ Phụng Thiên (tức kinh đô Thăng long ) trật chánh ngũ phẩm. Thời Nguyễn đặt Phủ doãn phủ Thừa Thiên, trật chánh tam phẩm.
Phụ quốc Thượng tướng: Đặt từ thời Lý. Lý Thường Kiệt được phong Phụ quốc Thượng tướng quân khai quốc công.
Quan sử- Sử quan, người làm công việc biên chép sử thời phong kiến.
Quản giáp: Nhà Lý chia đặt bình thành từng giáp, mỗi giáp gồm 15 người; đặt 1 người Quản giáp.
Quận công: Theo quan chế thời Hồng Đức- Quận công về văn ban ngang chánh thất phẩm, võ ban tương tự. Thời Nguyễn Quận công là bậc thứ 4 trong tôn tước rất ít khi phong cho người còn sống; lấy tên Huyện làm tước danh; không ban thực ấp. Bậc này được chánh nhị phẩm. Có phủ đệ riêng với 1 Thư lại, 5 nhân viên phục vụ.
Quốc Tử Giám: Quốc Tử Giám lập từ thời Lý Nhân Tông năm 1076. Đây là nhà Quốc học- trường học đầu tiên ở nước ta. Năm Quý Sửu (1253) Trần Thánh Tông cho đổi thành Quốc Học Viện, sau đổi là Thái Học Viện, làm nơi giảng dạy cho con em vua quan và học trò giỏi trong cả nước. Địa điểm tại Văn Miếu, Hà Nội nay. Quốc Từ Giám thời Trần có Tư nghiệp coi việc dạy Hoàng tử học tập. Quốc Tử Giám thời Lê có Tế tửu, Tư nghiệp, Ngũ kinh, Giáo thụ, Ngũ kinh học sĩ, Giám bạ. Học sinh trong Quốc Tử Giám là Giám sinh. Thời Nguyện Quốc Tử Giám dời vào kinh đô Huế.
Người trong họ Tôn Thất được chọn vào học ở Quốc Tử Giám gọi là Tôn sinh. Năm Gia Long thứ 3 (1804) đặt chức Đốc học bậc chánh tứ phẩm, Phó Đốc học, trật tòng tứ phẩm, quản lý Quốc Tử Giám. Năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đổi đặt chức Tế tửu, Tư nghiệp bậc như cũ. Về sau Quốc Tử Giám đặt ở Di Luân Đường trong nội (thành) với hệ thống giảng đường, ký túc xá và nhà sách. Học sinh trường Quốc Tử Giám gồm: Tôn sinh do Tôn nhân phủ chọn; Cống sinh do các địa phương chọn; ấm sinh chọn từ các con quan; Cử nhân do bộ Lễ chọn vào học, năm sau cho dự kỳ thi Hội.
Sinh đồ. Theo Cương mục, người thi Hương trúng 3 kỳ gọi là Sinh đồ. Sinh đồ tương đương học vị Tú tài thời Nguyễn.
Sứ bộ: Chỉ các thành viên trong đoàn đi sứ nước ngoài trước đây.
Sử quán Tổng tài: Người đứng đầu biên soạn quốc sử trong Quốc Sử Quán triều Lê- Nguyễn.
Tả Bộc xạ: Thời Trần coi Tả Hữu bộc xạ là Hữu tướng quốc tức là Thái tế - Tể tướng.
Tả Đô đốc: Chức chỉ huy Bắc quân đặt thời Lê Thánh Tông, tước Bá.
Tả Thị lang: Đặt từ thời Quang Thuận (1460-1469). Thời Nguyễn 6 bộ đều đặt chức Tả Hữu Thị lang, trật chánh tam phẩm.
Tam trường: Kỳ thi Hương gồm tứ trường, ai đậu tam trường là Sinh đồ; đậu tứ trường được vào học Quốc Tử Giám.
Tập ấm: Chế độ nhà Nguyễn quy định con được kế thừa nghề của cha.
Tể tướng: Đặt từ thời Lê Hoàn năm Kỷ Mùi (995). Thời Lý Thái Tông (1028- 1054) đặt chức Phụ quốc Thái uý ngang chức Tể tướng. Thời Lê Thánh Tông bãi chức Tế tướng.
Thái bảo: Đặt từ thời Lý (1010). Đời Lê cũng có chức này, trật chánh nhất phẩm.
Thái bộc tự thiếu khanh: Chức đứng hàng thứ hai của Thái bộc tự; cơ quan giữ việc âm dương, bói toán. Thời Bảo Thái; trật chánh lục phẩm.
Thái y viện: Lập từ thời Lê. Có Viện đại sứ, Phó sứ, Ngự y, chánh phó thuộc bộ Lễ, chuyên trách việc chữa bệnh trong cung.
Tham chính:Đặt từ thời Nguyễn, trật tòng nhất phẩm.
Tham đốc: Đặt từ thời Hồng Đức, trật tòng nhị phẩm.
Tham nghị:Chức quan đại thần triều Nguyễn, trật tòng nhất phẩm.
Tham tri: Đặt từ thời Lê thế kỷ XV, coi việc sổ sách quân dân của một đạo. Theo quan chế thời Minh Mạng Tả Hữu Tham tri trật tòng nhị phẩm văn giai.
Tham tụng: Thời Hoàng Định (1600-1619) đặt chức Tham tụng làm việc trong phủ chúa. Tham tụng là Tể tướng.
Thị lang: Đặt từ thời Lý. Thời Hồng Đức có Tả, Hữu Thị lang, chức phó của Thượng thư, trật chánh tam phẩm.
Thí sai: Chức quan thời kỳ tập sự, sau 3 năm mới được bổ dụng
Thiêm sự: Đặt thời Lê Thái Tổ (1428: 1433) thuộc Mật viện, trật chánh ngũ phẩm. Thời Gia Long bỏ chức này.
Thiếu doãn phủ: Chức phó của Doãn (phủ) Phụng Thiên (Thăng Long), trật chánh lục phẩm.
Thông chính phó sứ: Chức quan hàng thứ hai ở cơ quan Thông chính sứ ty thời Nguyễn, trật tòng tam phẩm.
Thông chính sứ: Đứng đầu cơ quan Thông chính sứ ty, trật tòng tứ phẩm.
Thông lại:chức dưới Đề lại làm việc ở huyện thời Nguyễn. Mỗi phủ đặt 5-8 Thông lại, huyện 4-7 Thông lại.
Thông phán: Đặt từ đời Trần; thời Nguyễn, Thông phán, trật tòng ngũ phẩm.
Thư ký Hội đồng hương chính: Theo nghị định (ngày 12 tháng 8 năm 1921) của Thống sứ Bắc Kỳ về việc cải lương hương chính lần thứ nhất, quy định tại các làng xã Hội đồng kỳ mục sẽ được thay thế bằng Hội đồng tộc biểu hay còn gọi là Hội đồng hương chính. Hội đồng này do các họ cử người tham gia. Họ đông người có thể cử từ 2 đến 4 người; họ nhỏ cử 1 người. Hội đồng hương chính do Chánh hương hội đứng đầu, giúp việc có Phó hương hội, Trương tuần và Thư ký Hội đồng. Hội đồng tộc biểu tồn tại đến năm 1927 thì chính quyền bảo hộ lại phải khôi phục Hội đồng kỳ mục như trước kia. Cuộc cải lương hương chính của chính quyền bảo hộ thất bại.
Thừa chính sứ: Chức quan đặt từ thời Quang Thuận (1460- 1469). Năm Bính Tuất (1466) Lê Thánh Tông chia nước ta làm 12 đạo. Mỗi đạo đặt chức Đô ty và Thừa ty. Đặt chức Thừa chính sứ (trưởng quan) và Thừa chính phó sứ; dưới có Tham chính, Tham nghị.
Thừa tuyên sứ: Khoảng giữa thời Hồng Đức (1470- 1497) đặt 13 Thừa tuyên trong nước. Dùng đầu mỗi Thừa tuyên có Thừa tuyên sứ.
Thượng bảo khanh: Chức trưởng quan của Thượng bảo tự, thời Bảo Thái (1705- 1729) trật chánh ngũ phẩm. Thời Nguyễn trật tòng tam phẩm văn giai.
Thượng thư: Chức Thượng thư đặt từ thời Lý, chức quan đứng đầu phụ trách bộ, nhưng tên các bộ chưa rõ. Đến thời Trần ; Đại Khánh (1314- 1324) và Quang Thái (1388- 1398) mới đặt Thượng thư các bộ. Lê Thánh Tông đặt Thượng thư 6 bộ: Lại, Hình, Lễ, Công, Binh, Hộ. Thượng thư được ban an của bộ và trật tòng nhị phẩm.
Trạng nguyên: Người đỗ đầu trong kỳ thi thời Trần. Năm Đinh Mùi (1247) chính thức định ra Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Đó là 3 người đỗ ở vị trí thứ nhất, nhì, ba trong kỳ thi Thái học sinh (kỳ thi Đình từ thời Lê về sau).
Trạng Trình: Nguyễn Bình Khiêm đỗ Trạng nguyên khoa thi năm ất Mùi (1535). Ông làm quan với nhà Mạc đến chức Thượng thư bộ Lại, Thái phó, tước Trình Quốc công. Vì thế ông được gọi là Trạng Trình.
Trấn thủ: Chức quan đứng đầu các trấn thời cuối Lê đầu Nguyễn (cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX), khi chưa đặt cấp tỉnh.
Tri châu: Chức quan làm việc bên ngoài kinh đô đặt từ thời Lý Thái Tông (1028- 1054). Thời Quang Thuận đổi Phòng ngự sứ làm Tri châu, trật tòng thất phẩm. Thời Nguyễn bắt đầu dùng Thổ Tri châu. Từ năm 1836 Minh Mạng áp đặt chế độ lưu quan ở miền núi, trật chánh lục phẩm đến chánh ngũ phẩm.
Tri huyện: Trưởng quan cấp huyện thời Nguyễn.
Tri phủ: Thời Trần đặt cấp hành chính gọi là phủ. Phủ do lộ quản. Trưởng quan có Tri phủ, phó chức là Tri phủ đồng tri. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đặt Tri phủ, Tri huyện mỗi hạt một viên. Có nơi đặt Đồng Tri phủ, trật chánh lục phẩm.
Triều liệt đại phu: Tên thuỵ ban cho chức quan trật tòng tứ phẩm văn giai thời Nguyễn.
Tú tài: Người tham dự thi Hương thời Nguyễn, đỗ tam trường thì gọi là Tú tài.
Tuần kiểm sứ: Chức quan coi cửa ải, đặt từ năm Mậu Thân (1488) thời Lê Thánh Tông.
Tuần phủ: Chức quan đứng đầu tỉnh thời Nguyễn.
Tư huấn: Chức trưởng quan của Tú lâm cục, Chiêu văn quán và Sùng văn quán thuộc Viện Hàn lâm.
Tư nghiệp, Tế tửu: Xem - Quốc Tử Giám.
Tự thừa: Chức quan coi việc giữ đền miếu ở các tỉnh và kinh đô, đặt từ thời Minh Mạng (1820-1840).
Viên ngoại lang: Chức quan đặt từ thời Trần, làm công việc ngoại giao. Thời nguyễn Viên ngoại lang đứng háng thứ hai mỗi ty, sau chức Lang trung, trật chánh ngũ phẩm văn giai.
Vinh lộc đại phu: Chức tản quan bên ngạch văn, võ thời Lê. Nhà Nguyễn lấy thuỵ hiệu đó phong cho các quan trật tòng nhất phẩm.
Vệ uý: Chức quan võ chỉ huy các vệ Cẩm y, Kim ngô, Vệ loan giá thời Nguyễn.
Xã chính: Chức quan đứng đầu hàng xã thời Lê.
Xã sử: Chức phó, giúp việc cho xã Trưởng thời Lê.
Xã trưởng: Chức quan đứng đầu hàng xã thời Lê.
Ngày mai (10/9), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân Naly Sisoulith sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly.
MINH CHỨNG SỐNG ĐỘNG CHO QUAN HỆ HỮU NGHỊ VĨ ĐẠI
Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Minh Tâm cho biết, chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith là chuyến thăm thứ 2 kể từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 11 của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đến nay và tiếp ngay sau chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị Chủ tịch nước.
Đây là minh chứng sống động, thể hiện tình cảm tốt đẹp, sâu đậm mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt, gắn bó, thủy chung, trong sáng giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.
Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương nhấn mạnh, chuyến thăm là một trong những dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hai nước.
Quan hệ Việt-Lào thời gian qua đạt nhiều kết quả nổi bật. Quan hệ chính trị được tăng cường và ngày càng đi vào chiều sâu, gắn bó, tin cậy, giữ vai trò nòng cốt, định hướng tổng thể trong quan hệ hai nước.
Hai bên luôn khẳng định "quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào là tài sản chung vô giá của hai Đảng, hai dân tộc, là tất yếu khách quan, quy luật lịch sử và là nguồn sức mạnh to lớn nhất của hai nước, cần giữ gìn, phát huy và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau".
Trong 8 tháng đầu năm, hai bên đã trao đổi hơn 100 đoàn cấp cao và các cấp, ký nhiều văn kiện hợp tác.
"Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các lãnh đạo chủ chốt thường xuyên quan tâm chỉ đạo, tăng cường quan hệ tin cậy chính trị, nâng cao hiệu quả hợp tác trên các lĩnh vực", Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương nêu.
Việt Nam và Lào tăng cường trao đổi lý luận, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô...
Hợp tác quốc phòng - an ninh là một trong những trụ cột quan trọng. Hai nước tiếp tục bảo đảm an ninh, duy trì biên giới hòa bình trật tự an toàn xã hội ở mỗi nước; hợp tác chặt chẽ trong phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, tội phạm xuyên quốc gia, nhất là tội phạm về ma túy.
Việt Nam và Lào còn phối hợp tìm kiếm cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam tại Lào hy sinh trong thời kỳ chiến tranh.
Việt Nam phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ Lào về vật chất, trang thiết bị cũng như kinh nghiệm để Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA trong năm 2024. Tại Liên Hợp Quốc, hai nước phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau trên nhiều vấn đề.
Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư được thúc đẩy và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Đến nay,Việt Nam có 256 dự án đầu tư sang Lào với tổng vốn đầu tư hơn 5,5 tỷ USD, vốn thực hiện lũy kế đến nay đạt 2,8 tỷ USD.
Trong 7 tháng đầu năm, có 6 dự án được cấp phép mới với vốn đầu tư đạt 36,7 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2023. Phó Trưởng Ban Đối ngoại cho biết, nhiều dự án đầu tư của Việt Nam hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực trong phát triển của Lào, nhất là viễn thông, ngân hàng, trồng và chế biến cao su, sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, sữa.
Hai bên đã hoàn thành và bàn giao cho phía Lào 4 dự án đưa vào khai thác, sử dụng.
Kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào năm 2023 đạt 1,6 tỷ USD, 8 tháng đầu năm kim ngạch thương mại đạt khoảng 1,3 tỷ USD.
Về giao thông vận tải, hai bên tập trung thực hiện bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ về Chiến lược hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030; tiếp tục thúc đẩy tìm kiếm các nguồn vốn để triển khai dự án trọng điểm.
Về năng lượng điện, hai bên tích cực triển khai biên bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ về việc phát triển các dự án thủy điện tại Lào và mua bán giữa hai nước. Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng 3.000MW điện từ Lào đến năm 2025 và 5.000 MW đến năm 2030.
Về nông lâm, hai bên thống nhất coi hợp tác lĩnh vực này là rất quan trọng, trong đó trao đổi chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn giảm nghèo, nâng cao năng lực thể chế, chính sách trong quản lý sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi...
Về văn hóa, giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được quan tâm, bảo đảm chất lượng, hiệu quả hơn. Việt Nam dành cho Lào khoảng hơn 1.000 học bổng mỗi năm và đến nay có khoảng hơn 14.000 lưu học sinh Lào đang học tập tại hơn 170 cơ sở giáo dục của Việt Nam.
Quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa ban, bộ, ngành, cơ quan của Quốc hội, Mặt trận, đoàn thể, địa phương tiếp tục được đẩy mạnh và thực chất hơn.
Hoạt động đối ngoại nhân dân được hai nước quan tâm thường xuyên; tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, góp phần tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước.
QUAN HỆ VIỆT - LÀO SẼ LÊN TẦM CAO MỚI
Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Minh Tâm khẳng định, chủ trương nhất quán của Việt Nam là dành ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển quan hệ hợp tác với Lào đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, coi đây là nhiệm vụ chiến lược, mối quan tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại, xác định rõ giúp bạn là giúp mình.
Hai bên tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ về đường lối, chủ trương chiến lược, tạo sự tin cậy ngày càng cao và giúp nhau tăng cường xây dựng thực lực cách mạng vững mạnh về mọi mặt, trước hết là xây dựng Đảng và đội ngũ cán bộ là nhân tố hàng đầu quyết định vai trò lãnh đạo của mỗi Đảng, là cơ sở chính trị vững chắc để thúc đẩy hiệu quả quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.
"Bước vào giai đoạn mới, dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng và phức tạp, để bảo đảm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới ở mỗi nước, Nghị quyết Đại hội toàn quốc của mỗi Đảng, hai bên tiếp tục khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của mối quan hệ đoàn kết đặc biệt trong tình hình mới.
Trên cơ sở nhất quán các nguyên tắc mà hai Đảng đã thống nhất, hai bên nhất trí đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý chí tự lực, tự cường, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, kết hợp thỏa đáng tính chất đặc biệt của quan hệ Việt Nam - Lào với thông lệ quốc tế", ông Nguyễn Minh Tâm phân tích.
Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương tin tưởng chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith sẽ đưa quan hệ Việt Nam - Lào phát triển lên tầm cao mới, vì lợi ích thiết thực của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, trên thế giới.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng các đồng chí lãnh đạo tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam khóa XI