Hộ Chính Sách Được Hỗ Trợ Tiền Điện

Hộ Chính Sách Được Hỗ Trợ Tiền Điện

Ngày 30/10/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 60/2014/QĐ-TTg về việc quy định tiêu chí hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện. Theo đó, hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện quy định tại Khoản 7 Điều 3 Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ cấu biểu giá bán lẻ tiền điện, là hộ có một trong những tiêu chí sau:

Ngày 30/10/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 60/2014/QĐ-TTg về việc quy định tiêu chí hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện. Theo đó, hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện quy định tại Khoản 7 Điều 3 Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ cấu biểu giá bán lẻ tiền điện, là hộ có một trong những tiêu chí sau:

cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện;

Sau khi có ý kiến của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại công văn số ……./BLĐTBXH-KHTC ngày .. tháng 5 năm 2014; Bộ Công thương tại công văn số ……./BCT-KHTC ngày .. tháng 5 năm 2014

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội theo Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.

2. Đối tượng được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt là những hộ gia đình sau:

a) Hộ gia đình nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

b) Hộ gia đình chính sách xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số ../2014/QĐ-TTg ngày .../../2014 của Thủ tướng Chính phủ về........, không thuộc diện hộ nghèo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50 kWh.

Điều 2. Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ và thời gian thực hiện

1. Mức hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành là 42.000 đồng/hộ/tháng (30 kWh x 1.508,85 đồng/kWh x 92%). Khi cơ quan có thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt, Bộ Tài chính sẽ thông báo mức hỗ trợ tiền điện đối với hộ nghèo và hộ chính sách xã hội để Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện.

2. Phương thức hỗ trợ: Chi trả trực tiếp cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội. Theo hình thức hỗ trợ bằng tiền, chi trả đến hộ gia đình theo từng Quý với mức hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt 126.000 đồng/hộ/quý (42.000 đồng/hộ/tháng x 3 tháng).

3. Thời gian thực hiện hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội được thực hiện từ ngày 01/6/2014 theo quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014.

Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện

1. Nguồn kinh phí hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội do ngân sách nhà nước đảm bảo theo nguyên tắc sau:

a) Ngân sách Trung ương: Hỗ trợ 100% kinh phí cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi; hỗ trợ 50% kinh phí cho các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương dưới 50%.

b) Ngân sách địa phương: Những địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương dưới 50% cân đối bố trí 50% kinh phí. Các địa phương còn lại, ngân sách địa phương tự đảm bảo.

(Hướng dẫn trên theo quy định tại công văn số 677/TTg-KTTH ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ kinh phí cho địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2012 – 2015; hiện nay có chế này đang thực hiện hỗ trợ tiền điện hộ nghèo).

2. Kinh phí chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, tổ chức triển khai, sơ kết, tổng kết các cấp địa phương được đảm bảo từ ngân sách địa phương.

1. Việc lập, phân bổ kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn.

2. Dự toán ngân sách được lập theo các chỉ tiêu, biểu mẫu theo phụ lục Thông tư này và phải thuyết minh cụ thể căn cứ tính toán dự toán (Đối tượng; kinh phí; nguồn kinh phí) theo đúng chế độ, chính sách.

3. Hàng năm, căn cứ số hộ nghèo và hộ chính sách xã hội thuộc diện hỗ trợ tiền điện được cấp có thẩm quyền quyết định và mức hỗ trợ tiền điện, Uỷ ban nhân dân cấp xã lập dự toán kinh phí hỗ trợ tiền điện gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Tài chính – Kế hoạch tổng hợp dự toán ngân sách huyện. Uỷ ban nhân dân cấp huyện lập dự toán kinh phí hỗ trợ tiền điện theo biểu mẫu số 01/DT/HTTĐ cùng với dự toán ngân sách huyện gửi Sở Tài chính, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan để tổng hợp cùng với dự toán ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập dự toán kinh phí hỗ trợ tiền điện theo biểu mẫu số 02/DT/HTTĐ cùng với dự toán ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trong đó xác định rõ các nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương gửi Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Căn cứ báo cáo của các địa phương và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (theo biểu mẫu số 03/DT/HTTĐ), Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan có liên quan tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ, trình Quốc hội quyết định.

Điều 5. Quản lý, cấp phát, thanh toán

1. Kinh phí hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

2. Căn cứ số hộ nghèo và hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo; kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố, Bộ Tài chính bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội.

3. Trên cơ sở kinh phí bổ sung từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định và phân bổ kinh phí cho các huyện. Căn cứ nguồn lực được giao, nhu cầu kinh phí hỗ trợ tiền điện trên địa bàn, Uỷ ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và phân bổ ngân sách cho các xã (Trường hợp thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, việc lập, quyết định dự toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính).

4. Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, Uỷ ban nhân dân cấp xã thông báo công khai mức hỗ trợ tiền điện và danh sách từng hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19/6/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước đối với cá nhân, dân cư.

5. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và ký xác nhận vào danh sách hộ nghèo và hộ chính sách xã hội do Uỷ ban nhân dân cấp xã lập  theo mẫu số 04 CT/HTTĐ để làm căn cứ cho Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp kinh phí cho cấp xã thực hiện chi trả (kể cả số tiền hộ nghèo, hộ chính sách xã hội chưa nhận kỳ trước). Ngân sách cấp huyện chuyển kinh phí vào tài khoản tiền gửi của Uỷ ban nhân dân cấp xã mở tại Kho bạc Nhà nước.

6. Uỷ ban nhân dân cấp xã: Thực hiện rút kinh phí, phân công cán bộ phụ trách Lao động – thương binh và xã hội, trưởng thôn, ấp, bản tổ chức thực hiện chi trả bằng tiền mặt trực tiếp đến từng hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn theo định kỳ 1 Quý/1 lần và hoàn thành chi trả trước ngày 20 của tháng thứ 2 trong quý. Căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương, Ủy ban nhân nhân cấp tỉnh có thể quyết định chi trả theo định kỳ 1 tháng/1 lần. Số tiền hỗ trợ được cấp đủ một lần theo định mức, trực tiếp cho người nhận là chủ hộ hoặc thành viên trong hộ, trường hợp đặc biệt hộ gia đình được hỗ trợ không có người nhận tiền trực tiếp thì viết giấy uỷ quyền cho người nhận thay, người nhận tiền phải ký nhận và ghi rõ họ tên vào danh sách hộ nhận hỗ trợ tiền điện. Các cơ quan, đơn vị được giao quản lý, cấp phát, thanh toán kinh phí hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội quy định tại Quyết số 28/2014/QĐ-TTg phải chặt chẽ, đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng, theo chế độ quy định. Uỷ ban nhân dân cấp xã phải lập danh sách cho từng hộ gia đình ký nhận, có xác nhận của trưởng thôn, ấp, bản và thực hiện đầy đủ thủ tục, chứng từ theo chế độ quy định.

7. Định kỳ quý, năm, Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo theo mẫu số 05/QT/HTTĐ danh sách thực chi trả, thanh toán, kết quả thực hiện trước ngày 15 của tháng cuối quý, đồng thời nộp danh sách hộ nghèo và hộ chính sách xã hội mới để nhận kinh phí quý sau. Số dư kinh phí tại Ủy ban nhân dân cấp xã quý, năm trước phải được thanh toán giảm trừ vào số phải trả kỳ sau. Báo cáo gửi Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để lập báo cáo theo mẫu số 06/QT/HTTĐ gửi các cơ quan cấp tỉnh tổng hợp theo mẫu số 07/QT/HTTĐ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện chi trả hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội quý trước (riêng báo cáo quý IV tổng hợp cả năm) và đề nghị bổ sung kinh phí quý tiếp theo trước ngày 20 của tháng cuối quý trước.

Điều 6. Điều chỉnh, bổ sung kinh phí

1. Điều chỉnh trong nội bộ tỉnh: Trong năm thực hiện, nếu số hộ nghèo và hộ chính sách xã hội biến động, căn cứ vào báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện điều chỉnh kinh phí cho cấp huyện, cấp xã để thực hiện chi trả kịp thời cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội.

2. Trường hợp số hộ nghèo và hộ chính sách xã hội thực hiện trong năm cao hơn hoặc thấp hơn số đã báo cáo, căn cứ báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để tổng hợp gửi Bộ Tài chính điều chỉnh trong lần cấp tiếp theo. Trường hợp số hộ nghèo và hộ chính sách xã hội cao hơn so với số đã báo cáo, Sở Tài chính báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để tạm ứng ngân sách địa phương kịp thời chi trả tiền điện hỗ trợ cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội.

Điều 7. Kế toán, kiểm soát và quyết toán

1. Kho bạc Nhà nước huyện nơi đơn vị giao dịch có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc chi trả theo quy định. Hồ sơ kiểm soát chi đối với kinh phí hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo gồm: Danh sách các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội thuộc diện hỗ trợ tiền điện được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Quyết định điều chỉnh hộ nghèo và hộ chính sách xã hội của cơ quan có thẩm quyền trong năm (nếu có), Quyết định hỗ trợ tiền điện của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, hóa đơn thanh toán tiền điền của hộ chính sách xã hội, đề nghị rút kinh phí của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

2. Phòng Tài chính - Kế hoạch hạch toán kinh phí hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn vào Chương 760, Loại 520, Khoản 528, Mục 7100, Tiểu mục 7149 và thực hiện quyết toán kinh phí hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội vào ngân sách cấp huyện, không quyết toán vào ngân sách cấp xã, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Sở Tài chính theo quy định.

3. Sở Tài chính tổng hợp kinh phí hỗ trợ tiền điện hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn vào quyết toán ngân sách địa phương, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 8. Kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Tổ chức, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, quản lý, chi trả, giám sát, kiểm tra, thanh tra và quyết toán kinh phí thực hiện hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội, đảm bảo việc chi trả kịp thời, đúng thời gian, đúng đối tượng quy định.

b) Chỉ đạo các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, các đơn vị liên quan tạo điều kiện thuận lợi để Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, cơ quan đoàn thể xã hội các cấp ở địa phương, cộng đồng tham gia giám sát và phối hợp giám sát thực hiện chính sách.

c) Định kỳ, đột xuất thực hiện báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ Công thương tình hình, kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn.

a) Có trách nhiệm thực hiện việc tiếp nhận, quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra và tổng hợp quyết toán kinh phí thực hiện hỗ trợ tiền điện hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn.

b) Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình, kết quả và kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Công thương:

a) Thẩm định danh sách hộ nghèo và hộ chính sách xã hội do Uỷ ban nhân dân cấp huyện lập theo quy định; tổng hợp danh sách hộ nghèo và hộ chính sách xã hội thuộc diện hỗ trợ tiền điện báo cáo Uỷ ban dân cấp tỉnh đồng gửi Sở Tài chính.

b) Giám sát, kiểm tra, thanh tra quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn.

c) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình, kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn.

a) Chỉ đạo các cơ quan có liên quan và Uỷ ban nhân dân xã, Kho bạc nhà nước tổ chức theo dõi tình hình cấp phát thanh toán kinh phí thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Quyết số 28/2014/QĐ-TTg.

b)Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình, kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo tiền điện trên địa bàn.

a) Có trách nhiệm thực hiện việc tiếp nhận, quản lý, chi trả, giám sát, kiểm tra, thanh tra và tổng hợp quyết toán kinh phí thực hiện hỗ trợ tiền điện hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn.

b) Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình, kết quả và kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn.

6. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Phòng Công thương:

a) Thẩm định danh sách hộ nghèo và hộ chính sách xã hội thuộc diện hỗ trợ tiền điện do Uỷ ban nhân dân cấp xã lập theo quy định.

b) Giám sát, kiểm tra, thanh tra quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn.

c) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình, kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn.

a) Có trách nhiệm chi trả trực tiếp hỗ trợ tiền điện đến các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng và chế độ quy định.

b) Thường xuyên cập nhật danh sách các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội thuộc diện hỗ trợ tiền điện báo cáo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội để tổng hợp chung.

c) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình, kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện hộ nghèo và hộ chính sách xã hội theo quy định.

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày     tháng 7 năm 2014 và áp dụng chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội từ ngày 01/6/2014.

2. Các Bộ, cơ quan Trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định tại Thông tư này để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và chính quyền địa phương cấp dưới tổ chức thực hiện.

3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.

- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng;

- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;