- Email: [email protected]
- Email: [email protected]
Ngành Kinh tế quốc tế (International Economics) là một ngành học chuyên nghiên cứu về sự liên kết, phụ thuộc, tác động lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới. Nói theo cách khác thì ngành Kinh tế quốc tế nghiên cứu về việc thực hiện các hoạt động kinh doanh, giao dịch sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ giữa các quốc gia trên thế giới, nhằm mục đích đạt được lợi ích về kinh tế của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp kinh tế. Chính vì lẽ đó mà Kinh tế quốc tế là một lĩnh vực mang tính toàn cầu.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn có rất nhiều bạn nhầm lẫn ngành Kinh tế quốc tế với ngành Kinh doanh quốc tế. Bạn có thể phân biệt hai ngành này như sau:
– Kinh tế quốc tế là một chuyên ngành thuộc nhóm ngành kinh tế học, trong khi đó Kinh doanh quốc tế thuộc nhóm ngành kinh doanh.
– Về bản chất thì ngành Kinh tế quốc tế thiên về việc nghiên cứu sự tác động qua lại lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, nên sẽ nghiêng nhiều hơn về góc độ quản lý nhà nước, nghiên cứu ở tầm vĩ mô về các hoạt động kinh doanh, kinh tế đối ngoại cùng các đối tác công ty, doanh nghiệp nước ngoài. Trong khi đó, ngành Kinh doanh quốc tế thiên về đào tạo các kiến thức quản trị kinh doanh và các lĩnh vực kinh doanh quốc tế tiêu biểu như đầu tư quốc tế, vận tải quốc tế, logistic, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế…
Thuộc top những ngành học “hot” nhất ở nước ta hiện nay, ngành Kinh tế quốc tế có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính vì vậy mà cơ hội việc làm của sinh viên ngành này rất rộng mở. DAV là một trong những trường đào tạo ngành Kinh tế quốc tế chất lượng cao được rất nhiều thí sinh đăng ký nguyện vọng theo học. Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngành học “hot” này tại DAV nhé!
Ngành Kinh tế quốc tế là một trong những ngành học “hot” nhất ở nước ta hiện nay
Được thành lập từ năm 1977 với chức năng đào tạo cán bộ kinh tế đối ngoại cho Bộ Ngoại giao và các cơ quan của Đảng và Nhà nước, Khoa Kinh tế Quốc tế - Học viện Ngoại giao từng là đơn vị duy nhất được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo ngành Kinh tế quốc tế tại Việt Nam.
Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh đất nước đang phát triển nhanh chóng và tham gia tích cực vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Khoa không chỉ chú trọng đào tạo cán bộ kinh tế cho hệ thống chính trị Việt Nam mà còn hướng tới đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp, tập đoàn và công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Khoa Kinh tế Quốc tế hiện đang triển khai đào tạo hai ngành chính là Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế. Khoa luôn chú trọng hiện đại hóa chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cốt lõi, kỹ năng cần thiết và những nội dung học có tính ứng dụng cao, từ đó, giúp người học xây dựng nền tảng vững chắc và phát triển tư duy kinh tế logic và sáng tạo.
Chương trình đào tạo Cử nhân ngành Kinh tế quốc tế: (xem thêm)
Chương trình đào tạo Cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế: (xem thêm)
Đội ngũ cán bộ giảng viên của Khoa Kinh tế quốc tế là những thầy cô có chuyên môn nghiệp vụ cao, được đào tạo bài bản và chuyên sâu ở các trường đại học danh tiếng tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đức, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản. Ngoài ra, đội ngũ giảng viên còn dày dặn kinh nghiệm thực tế, có các thầy cô đã từng làm việc tại các ngân hàng, tập đoàn lớn ở trong và ngoài nước, nhiều thầy cô từng là Đại sứ, Tham tán công tác nhiều năm ở nước ngoài.
Q. Trưởng Khoa: Tiến sỹ Nguyễn Thị Minh Phương
Hoạt động đối ngoại của tỉnh Khánh Hòa trong năm 2024 đã gặt hái được nhiều kết quả quan trọng để góp phần đưa hình ảnh, vị thế, uy tín của tỉnh ngày càng được nâng lên. Trong đó, hoạt động ngoại giao kinh tế được xem là điểm sáng nổi bật với nhiều hoạt động đa dạng, thiết thực.
Nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài
Tính đến cuối tháng 11, toàn tỉnh đã thu hút được thêm 3 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng mức đầu tư đăng ký gần 26,6 triệu USD gồm: Dự án chăn nuôi công nghệ cao Khánh Bình (huyện Khánh Vĩnh); Dự án sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn và đồ uống khác của 2 nhà đầu tư người Nga; Dự án Nhà máy may Logistick Unicorp Việt Nam. Bên cạnh đó, có 1 dự án chuyển từ dự án trong nước sang dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 34,3 triệu USD. Trong bối cảnh tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với tỉnh là nỗ lực lớn nhằm thu hút thêm nguồn lực cho sự phục hồi, phát triển kinh tế của địa phương.
Tỉnh đã tổ chức 7 đoàn công tác do lãnh đạo tỉnh làm trưởng đoàn đi xúc tiến hợp tác kinh tế, đầu tư, du lịch, mở rộng thị trường tại 7 nước: Kazakhstan, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào. Trong các chuyến công tác đó, lãnh đạo tỉnh đã chủ trì, phối hợp tổ chức nhiều hoạt động nhằm thông tin tiềm năng, thế mạnh, chính sách đầu tư đến các đối tác, doanh nghiệp nước ngoài như: Hội nghị xúc tiến du lịch và thương mại tại Kazakhstan; Hội nghị xúc tiến du lịch Nha Trang - Khánh Hòa tại Trung Quốc; Diễn đàn hợp tác thương mại, đầu tư và du lịch thúc đẩy Hành lang kinh tế Đông Tây và Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam; Tọa đàm, gặp gỡ các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, tập đoàn Hoa Kỳ tại New York; Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại New York; Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch Khánh Hòa tại TP. San Diego; Hội nghị xúc tiến đầu tư Khánh Hòa - Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng tích cực, chủ động triển khai nhiều hoạt động đa phương hóa, đa dạng hóa hợp tác với các đối tác, thị trường nước ngoài có nhiều tiềm năng, thế mạnh để xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch quốc tế. Nổi bật là hoạt động phối hợp với Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Indonesia tổ chức Hội nghị gặp gỡ Khánh Hòa - Indonesia và Hội nghị gặp gỡ Indonesia; tổ chức đón tiếp, làm việc với 12 đoàn khách quốc tế do các đại sứ, tổng lãnh sự, lãnh đạo các địa phương nước ngoài và các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam dẫn đầu; phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch Ấn Độ - Khánh Hòa…
Trong năm 2024, tỉnh Khánh Hòa cũng đã ký các thỏa thuận hợp tác với tỉnh Hiroshima (Nhật Bản) và TP. Ulsan (Hàn Quốc), với trọng tâm là thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, công nghiệp; ký kết ý định thư với Diễn đàn Toàn cầu Boston về giới thiệu nhà đầu tư Hoa Kỳ tiềm năng đến Khánh Hòa. Trên cơ sở triển khai các cam kết, thỏa thuận hợp tác kinh tế với các đối tác, nhiều tổ chức, tập đoàn, nhà đầu tư nước ngoài đã đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Khánh Hòa, như: Đoàn doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh (JCCH); đoàn của Cục Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp vùng Kansai (Nhật Bản); đoàn của Viện Cạnh tranh chiến lược thuộc Trung tâm Wilson (Hoa Kỳ); đoàn các doanh nghiệp Canada... “Qua tìm hiểu, chúng tôi biết chính quyền tỉnh Khánh Hòa luôn tạo điều kiện về môi trường đầu tư để doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng hoạt động hiệu quả. Khánh Hòa có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, toàn diện và có nhiều tiềm năng để phát triển. Trong thời gian ở Khánh Hòa, chúng tôi đã khảo sát một số khu vực có tiềm năng phát triển phù hợp với những ngành nghề thế mạnh của Nhật Bản để kêu gọi các nhà đầu tư nghiên cứu, tìm hướng đầu tư phù hợp”, ông Nozaki Takao - Chủ tịch JCCH cho biết.
Tích cực, chủ động mở rộng quan hệ hợp tác
Theo ông Dương Nam Khánh - Giám đốc Sở Ngoại vụ, công tác ngoại giao kinh tế đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chẳng hạn, việc đưa vào vận hành Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 do Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đầu tư đã góp phần vào việc tăng trưởng của ngành sản xuất và phân phối điện trong năm nay; hay như hoạt động của Công ty TNHH Đóng tàu HD Hyundai Việt Nam đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của tỉnh, cũng như tạo việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động địa phương... Chính vì thế, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tích cực, chủ động mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các đối tác, doanh nghiệp nước ngoài. Trước hết, tỉnh sẽ đẩy mạnh thực hiện đầy đủ các nội dung thỏa thuận quốc tế đã ký kết với 8 địa phương ở 6 nước, gồm: 2 tỉnh Attapeu và Champasak, Thủ đô Viêng Chăn (Lào); tỉnh Stung Treng (Campuchia); TP. Ulsan (Hàn Quốc); vùng lãnh thổ Bắc Australia (Australia); TP. Saint Petersburg (Nga); tỉnh Hiroshima (Nhật Bản). Cùng với đó, sẽ chủ động mở rộng quan hệ, tiến tới ký kết và thực hiện hiệu quả thỏa thuận hợp tác của tỉnh với các địa phương nước ngoài khác, nhất là các quốc gia có thế mạnh về phát triển kinh tế biển, du lịch, kinh tế xanh, kinh tế số, công nghệ cao, như: Pháp, Nga, Kazakhstan, Hoa Kỳ, Canada...
Bên cạnh đó, tỉnh đã tích cực quảng bá, giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh, môi trường đầu tư, định hướng hợp tác đầu tư của tỉnh, đặc biệt là hợp tác phát triển trên các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến, chế tạo; năng lượng sạch; công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; dịch vụ logistics, dịch vụ hậu cần cảng biển... Tỉnh cũng đã chủ động đề xuất với Bộ Ngoại giao trong việc kết nối, hợp tác với các đối tác, địa phương nước ngoài có điều kiện phù hợp, nhất là với các nước: Hoa Kỳ, Pháp, Nga, Trung Quốc, Thụy Sĩ, Ý, Australia, UAE, Canada...; các tập đoàn kinh tế, tập đoàn tài chính lớn của các nước để thu hút thêm nguồn lực, đặc biệt là về tri thức, công nghệ, tài chính. Đồng thời, lựa chọn và hỗ trợ tỉnh đăng cai tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế nhằm quảng bá hình ảnh địa phương cũng như của vùng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; tạo điều kiện cho tỉnh tham gia vào các đoàn công tác đi xúc tiến hợp tác, đầu tư, du lịch, làm việc với các địa phương nước ngoài do Trung ương tổ chức; giới thiệu các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có uy tín, tiềm năng để tỉnh tiếp cận, vận động và khai thác nguồn viện trợ một cách hiệu quả…
Có thể thấy, từ những kết quả đạt được trong hoạt động ngoại giao kinh tế, cánh cửa để tỉnh Khánh Hòa đi ra thế giới đã ngày càng được mở rộng hơn. Đây là một hướng đi đúng trong hành trình xây dựng, phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.