Người Cao Tuổi Việt Nam

Người Cao Tuổi Việt Nam

Vai trò của bảo hiểm y tế trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Vai trò của bảo hiểm y tế trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Người cao tuổi có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về người cao tuổi có quyền và nghĩa vụ như sau:

Người cao tuổi có các quyền sau đây:

- Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ;

- Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;

- Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của pháp luật;

- Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;

- Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;

- Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;

- Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;

- Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Người cao tuổi có các nghĩa vụ sau đây:

- Nêu gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống mẫu mực; giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; gương mẫu chấp hành và vận động gia đình, cộng đồng chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

- Truyền đạt kinh nghiệm quý cho thế hệ sau;

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Mức trợ cấp xã hội hàng tháng của người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu là bao nhiêu?

Theo điểm đ khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội như sau:

Ngoài ra, người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên phải đáp ứng điều kiện tại điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Từ những quy định trên thì mức trợ cấp xã hội hàng tháng của người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu sẽ có hệ số 1,0 nhân với mức chuẩn trợ giúp xã hội.

Theo đó, mức trợ cấp xã hội hàng tháng dành người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên là 360.000 x 1,0 = 360.000 đồng/tháng.

Bao nhiêu tuổi được lãnh tiền người cao tuổi?

Đầu tiên, tại Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 có quy định người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

Tại điểm a, điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP cũng có quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:

Từ những quy định trên, người cao tuổi là người có độ tuổi từ đủ 60 trở lên, nếu thuộc 02 trường hợp sau đây thì có thể được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng:

- Thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

- Thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

Lưu ý: Trên đây là 02 trường hợp người cao tuổi có độ tuổi từ đủ 60 tuổi trở lên được nhận tiền trợ cấp xã hội hàng tháng, không phải tất cả các trường hợp người cao tuổi được nhận trợ cấp xã hội hằng tháng từ năm 60 tuổi.

Bao nhiêu tuổi được lãnh tiền người cao tuổi? (Hình từ Internet)