Những Mặt Hàng Không Được Giảm Thuế Xuống 8 Tại Nhật

Những Mặt Hàng Không Được Giảm Thuế Xuống 8 Tại Nhật

Ngày 24/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với tỉ lệ 97,37% tổng số Đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.

Ngày 24/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với tỉ lệ 97,37% tổng số Đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.

Xác định hàng hóa được giảm thuế GTGT theo mã sản phẩm hàng hóa, dịch vụ

Theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh cần căn cứ vào mã sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và danh mục mã số HS đối với hàng hóa tại khâu nhập khẩu để thực hiện tra cứu, đối chiếu với 3 Phụ lục số I, II và III, Nghị định 44/2023/NĐ-CP để kiểm tra danh mục hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh có được giảm thuế hay không. Nghĩa là trước tiên, cơ sở kinh doanh cần xác định được tên và mã sản phẩm của hàng hóa, dịch vụ đó. Có 2 cách để xác định như sau: - Cách 1: Trường hợp cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký, thay đổi ngành nghề kinh doanh thì có thể tra cứu danh mục mã ngành nghề kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Dựa vào mã ngành nghề kinh doanh này, cơ sở kinh doanh xác định hàng hóa, dịch vụ có được giảm thuế hay không. - Cách 2: Trường hợp cơ sở kinh doanh đang kinh doanh các ngành nghề chưa được đăng ký kinh doanh thì thực hiện liệt kê các sản phẩm thực tế đang kinh doanh. Căn cứ theo mã ngành nghề nêu trên, cơ sở kinh doanh tìm mã sản phẩm tương ứng theo Quyết định 43/2018/QĐ-TTg, sau đó đối chiếu với Phụ lục I, Nghị định 44/2023/NĐ-CP theo cột từ Cấp 1 đến Cấp 7: + Nếu mã ngành nằm trong danh sách các ngành không được giảm thuế GTGT thì sẽ xuất hóa đơn với thuế suất không được giảm là 10%. + Nếu mã ngành không nằm trong danh sách không được giảm thuế thì sẽ xuất hóa đơn với mức thuế suất được giảm là 8%. Lưu ý: - Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP chính là một phần nội dung của Phụ lục Danh mục và nội dung hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam tại Quyết định 43/2018/QĐ-TTg theo 7 cấp từ Cấp 1 đến Cấp 7. - Doanh nghiệp muốn đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã cấp 4 căn cứ theo Hệ thống ngành nghề Kinh tế Việt Nam được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. - Ngoài dựa vào mã ngành cấp 4, cơ sở kinh doanh cần xác định thực tế kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nào và tra cứu mã sản phẩm/mã HS của hàng hóa, dịch vụ sau đó căn cứ vào Phụ lục của Nghị định 44/2023/NĐ-CP để xác định xem hàng hóa, dịch vụ có thuộc danh mục giảm thuế GTGT không.

Xác định hàng hóa được giảm thuế theo mã hàng hóa.

Quy định giảm thuế GTGT từ 01/7/2023

Căn cứ theo Điều 1, Nghị định 44/2023/NĐ-CP, quy định giảm thuế GTGT áp dụng với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế hiện hành là 10%, trừ các nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

Quy định giảm thuế GTGT áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công và kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra thuộc đối tượng giảm thuế GTGT. Mặt hàng than thuộc phụ lục I, ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác than bán ra không được giảm thuế GTGT. >> Tham khảo: Hướng dẫn điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào của năm trước.

Hàng hóa dịch vụ không được giảm thuế GTGT xuống 8% từ 01/7/2023

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, trong đó nêu rõ:

Về việc thực hiện giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định tại tiết a, điểm 1.1, khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023, Nghị quyết giao Chính phủ tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến dự toán thu và bội chi ngân sách nhà nước năm 2023 theo Nghị quyết của Quốc hội; báo cáo kết quả thực hiện cùng với tổng kết thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Tiết a, điểm 1.1, khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 43/2022/QH15 quy định như sau:

Điều 3. Chính sách hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

1.1. Chính sách miễn, giảm thuế:

a) Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;

Như vậy, các nhóm hàng hóa dịch vụ không được giảm thuế GTGT xuống 8% từ 01/7/2023 bao gồm:

Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Cách xác định nhóm mặt hàng được giảm thuế và không được giảm thuế theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP

Nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vẫn khá lúng túng trong việc xác định hàng hóa, dịch vụ đang kinh doanh thuộc nhóm nào, có được giảm thuế không?

Hàng hóa dịch vụ không được giảm thuế GTGT xuống 8% trong năm 2022

Theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP, giảm thuế GTGT xuống 8% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

- Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

- Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

- Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

- Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023, từ 01/7/2023, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh chính thức thực hiện chính sách giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8%. Tuy nhiên, nhóm mặt hàng nào được giảm thuế và không giảm thuế? Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh căn cứ theo danh mục mặt hàng theo Nghị định 44 để áp dụng chính sách giảm thuế đúng quy định.

Mặt hàng được giảm thuế và không được giảm thuế theo Nghị định 44.

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế đối với dịch vụ gia công cơ khí là bao nhiêu?

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế đối với dịch vụ gia công cơ khí được xác định theo khoản 1 Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013) như sau:

Như vậy, theo quy định nêu trên thì số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế đối với dịch vụ gia công cơ khí = (Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ).