Phật giáo Hòa Hảo là một trong những tôn giáo nội sinh. Tôn giáo này có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực miền Tây. Ở nước ta Phật Giáo Hòa Hảo có tín đông đông thứ 4. Vậy Phật giáo Hòa Hảo thờ ai? là gì? 8 điều cấm kỵ của phật giáo hòa hảo ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Tượng Đá Mỹ Nghệ Phạm Gia
Phật giáo Hòa Hảo là một trong những tôn giáo nội sinh. Tôn giáo này có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực miền Tây. Ở nước ta Phật Giáo Hòa Hảo có tín đông đông thứ 4. Vậy Phật giáo Hòa Hảo thờ ai? là gì? 8 điều cấm kỵ của phật giáo hòa hảo ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Tượng Đá Mỹ Nghệ Phạm Gia
Vào năm 1993, dựa trên nền tảng Đạo Phật và những điều giác ngộ mà Huỳnh Phú Sổ đã lập nên Phật giáo Hòa Hảo tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang).
Ông Huỳnh Phú Sổ còn được mọi người biết đến là “Thầy Tư Hoà Hảo”, “Đức Huỳnh Giáo chủ”. Ông tuyên bố mình là bậc “Sinh nhi tri” khi chưa tròn 18 tuổi. Huỳnh Phú Sổ tự nhận biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và “đưa nhân loại đi vào vòng hạnh phúc”.
Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc nam do ông kê toa hoặc nước lã, giấy vàng, lá xoài, lá ổi, bông trang, bông thọ. Đồng thời qua đó ông truyền dạy giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo.
Xem thêm: Các mẫu tượng phật bằng đá đẹp
Người tin theo Huỳnh Phú Sổ ngày càng nhiều. Ông khai đại chính tại nhà mình và lấy tên ngôi làng Hòa Hảo để đặt cho tôn giáo của mình.
Chủ trương của Phật Giáo Hòa Hảo đúng theo tinh thần vô vi mà Đức Thích Ca Mâu Ni đề ra đó là thờ phượng đơn giản. Chủ yếu hình thức thờ cúng hướng về nội tâm, không cầu kỳ phức tạp.
Tín đồ của Phật Giáo Hòa Hảo thờ cúng ba ngôi hương án tại nhà, bao gồm:
Trong giáo lý của Phật Giáo Hòa Hảo có 8 điều cấm mà bất cứ tín đồ nào cũng không được phạm phải:
Hy vọng với những thông tin của bài viết, các bạn đã hiểu hơn về Phật Giáo Hòa Hảo.
Xem thêm: Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Bằng Đá Đẹp
GN - Theo đó, dự thảo xây dựng Trường Đại học Phật giáo Khangchendzonga (Khangchendzonga Buddhist University - KBU) tại bang Sikkim (Đông bắc Ấn Độ) vừa được Quốc hội nước này thông qua hồi cuối tháng 9.
Sau khi hoàn thành thủ tục xây dựng và đi vào hoạt động, đây sẽ là trường đại học Phật giáo tư thục đầu tiên tại Ấn Độ và bang Sikkim.
Tượng Đức Phật tại Rabangla, bang Sikkim (Đông bắc Ấn Độ)
Trong một thông cáo báo chí vừa qua, lãnh đạo bang Sikkim, Prem Singh Tamang đã bày tỏ lòng biết ơn đối với các thành viên của Quốc hội vì đã thông qua dự thảo thành lập trường: “Dự án xây dựng trường Phật học cấp bậc đại học tại bang Sikkim được phê duyệt sẽ giúp nâng hệ thống giáo dục bang lên một tầm cao mới trong lĩnh vực giáo dục đào tạo tại Ấn Độ và trên thế giới”, theo Summit Times.
Được biết, song song với trọng tâm phát triển và lan tỏa Phật giáo trong cộng đồng người dân sở tại thông qua các chương trình Phật học, trường cũng là nơi đào tạo, cung cấp đội ngũ giáo viên cho địa phương và khu vực với “các mô hình giáo dục tân tiến và chương trình đào tạo nghề đa dạng, thúc đẩy sự sáng tạo và khai phóng - tạo điều kiện để sinh viên các tầng cấp thấp hơn trong xã hội Ấn Độ có thể theo học và trang bị năng lực nghề nghiệp tương lai”.
Ngoài chuyên ngành Phật học, Đại học KBU còn mở rộng đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật tự do, khoa học xã hội, du lịch và khách sạn - nhà hàng, kiến trúc, y khoa…; hoạt động trong khuôn khổ của Hướng dẫn về Chính sách Giáo dục Quốc gia Ấn Độ, đáp ứng Các mục tiêu Phát triển bền vững chất lượng giáo dục, tăng trưởng kinh tế trong cộng đồng và tại các thành phố lớn của nước này.
Sikkim là một bang đa chủng tộc và ngôn ngữ của Ấn Độ, giáp biên giới các nước Bhutan, Nepal và Tây Tạng. Theo thống kê năm 2011, hơn 27% dân số bang Sikkim theo Phật giáo và truyền thống Kim cương thừa có ảnh hưởng khá sâu sắc trong đời sống người dân nơi đây.
(theo Summit Times, The Times of India)