Quyền Xuất Khẩu Quyền Nhập Khẩu Của Doanh Nghiệp Chế Xuất

Quyền Xuất Khẩu Quyền Nhập Khẩu Của Doanh Nghiệp Chế Xuất

Với thị trường nội địa, doanh nghiệp chế xuất được phép thực hiện quyền nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa phục vụ mục đích nội bộ và chỉ được quyền phân phối hàng hóa khi đã thành lập chi nhánh riêng ngoài khu chế xuất.

Với thị trường nội địa, doanh nghiệp chế xuất được phép thực hiện quyền nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa phục vụ mục đích nội bộ và chỉ được quyền phân phối hàng hóa khi đã thành lập chi nhánh riêng ngoài khu chế xuất.

Quyền xuất khẩu và Quyền nhập khẩu là gì?

Căn cứ theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì vấn đề này được quy định như sau:

- Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu.

Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền mua hàng hóa từ các đối tượng không phải là thương nhân để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

- Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Quyền xuất khẩu và Quyền nhập khẩu là gì? (Hình từ Internet)

Nghị định số 90/2007/NĐ-CP ngày 31-5-2007 của Chính phủQuy định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩucủa thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị quyết số 71/2006/QH ngày 29/11/2006 của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,

Nghị định này quy định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam.

1. Nghị định này áp dụng đối với thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các quốc gia, vùng lãnh thổ có thỏa thuận song phương với Việt Nam về nội dung này.

2. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này.

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.

2. Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là thương nhân nước ngoài không có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo các hình thức được quy định trong Luật Đầu tư, Luật Thương mại; không có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam theo Luật Thương mại.

3. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; quyền xuất khẩu; quyền nhập khẩu; quyền phân phối được giải thích tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ.

Điều 4. Phạm vi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam

1. Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được quyền:

a) Thực hiện các quyền xuất khẩu, nhập khẩu khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đối với các loại hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo lộ trình cam kết về mở cửa thị trường của Việt Nam.

b) Thực hiện mua hàng hoá để xuất khẩu và bán hàng hoá nhập khẩu với thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh các loại hàng hoá đó theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

2. Bộ trưởng Bộ Thương mại chịu trách nhiệm công bố danh mục mặt hàng, lộ trình mở cửa thị trường đã cam kết trong các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 5. Trách nhiệm của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam.

1. Tuân thủ đầy đủ các quy định về hải quan, thuế, cấp phép nhập khẩu, quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật và các quy định khác có liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Bảo đảm tính xác thực của các thông tin, tài liệu xuất trình cho cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam

3. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của Luật Thương mại và pháp luật liên quan của Việt Nam.

4. Thực hiện báo cáo thường niên theo quy định, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Thương mại về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân.

5. Nộp lệ phí cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu với mức lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

6. Thực hiện việc đăng ký địa chỉ liên lạc để các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên hệ khi cần thiết.

7. Thực hiện việc lưu giữ chứng từ, sổ sách theo quy định của pháp luật Việt Nam.

ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ QUYỀN XUẤT KHẨU, QUYỀN NHẬP KHẨU CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI KHÔNG CÓ HIỆN DIỆN TẠI VIỆT NAM

Điều 6. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu

1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm quản lý, cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu hàng hoá cho thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam.

2. Căn cứ điều kiện cụ thể và quy định hiện hành về phân cấp quản lý, Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình.

Điều 7. Điều kiện đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu

Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Không bị tước quyền hoạt động thương mại hoặc đang chịu các hình phạt liên quan đến hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật nước ngoài và pháp luật của Việt Nam.

2. Không có tiền án, không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự đối với thương nhân nước ngoài là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật đối với thương nhân nước ngoài là tổ chức kinh tế.

Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo mẫu của Bộ Thương mại.

b) Bản giải trình và hồ sơ chứng minh việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này.

c) Bản sao giấy chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thương nhân nước ngoài là cá nhân.

d) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương và bản sao giấy chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật; báo cáo tài chính và hoạt động của năm trước đó đối với thương nhân nước ngoài là tổ chức kinh tế.

đ) Văn bản xác nhận vốn kinh doanh, số tài khoản tại ngân hàng nơi thương nhân nước ngoài mở tài khoản ở quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà thương nhân nước ngoài đăng ký kinh doanh.

2. Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này phải được lập bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt và phải được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam chứng nhận và thực hiện hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 9. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu

1. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thương mại hoặc cơ quan được uỷ quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài. Trong trường hợp từ chối không cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, cũng trong thời gian ghi ở khoản này, Bộ Thương mại hoặc cơ quan được uỷ quyền phải thông báo cho thương nhân nước ngoài bằng văn bản và nêu rõ lý do .

2. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thương mại hoặc cơ quan được uỷ quyền phải thông báo cho thương nhân nước ngoài để bổ sung hoặc làm lại hồ sơ.

3. Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phải công bố công khai các nội dung được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của mình trong ba số liên tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên một trong các loại tờ báo viết được phổ biến toàn quốc tại Việt Nam.

Điều 10. Nội dung và thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu

1. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu bao gồm:

a) Tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc trụ sở chính, quốc tịch của thương nhân nước ngoài.

b) Chữ ký mẫu của thương nhân nước ngoài là cá nhân hoặc của đại diện thương nhân nước ngoài là tổ chức để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.

c) Loại hàng hoá được thực hiện quyền xuất khẩu, loại hàng hóa được thực hiện quyền nhập khẩu.

d) Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.

2. Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tối đa là 5 (năm) năm.

Điều 11. Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu

1. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phải đăng ký mã số thuế tại Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.

2. Khi thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật Việt Nam trước khi hàng hóa được phép thông quan; chịu trách nhiệm liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 12. Sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu

1. Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có quyền đề nghị bằng văn bản đến cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu để sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu khi có sự thay đổi một trong các nội dung quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 10 Nghị định này.

2. Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có quyền đề nghị bằng văn bản đến cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu để cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký này bị mất, bị rách, bị nát, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới các hình thức khác.

3. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị bằng văn bản và hồ sơ hợp lệ cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam.

4. Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phải công bố công khai các nội dung được sửa đổi, bổ sung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của mình như quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.

Điều 13. Gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu

1. Trước ngày hết hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu 60 (sáu mươi) ngày làm việc, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có thể đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này.

b) Đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và quy định tại Nghị định này.

c) Không bị xử lý vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này.

2. Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu bao gồm:

a) Văn bản đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo mẫu của Bộ Thương mại.

b) Báo cáo về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu  từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đến thời điểm đề nghị gia hạn theo mẫu của Bộ Thương mại.

c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đã được cấp.

3. Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu phải được lập bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh và phải được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam chứng nhận và thực hiện hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu được gia hạn tuân thủ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

5. Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu được gia hạn là 5 (năm) năm.

6. Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phải công bố công khai các nội dung được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu được gia hạn như quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.

Điều 14. Chấm dứt quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tại Việt Nam

1. Quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được chấm dứt trong các trường hợp sau:

a) Hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu mà không đề nghị gia hạn hoặc không được cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu gia hạn.

b) Theo đề nghị của thương nhân.

c) Theo quyết định của Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam do vi phạm pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu; không bảo đảm các điều kiện thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đã đăng ký theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.

2. Trong trường hợp chấm dứt quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều này, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam.

3. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phải gửi văn bản thông báo về việc chấm dứt hoạt động tới cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu và phải công bố công khai trong ba số liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên một trong các loại tờ báo viết được phổ biến toàn quốc tại Việt Nam trong thời hạn ít nhất là 60 (sáu mươi) ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động.

XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

1. Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu trong những trường hợp vi phạm sau đây:

a) Nội dung kê khai trong hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu là giả mạo.

b) Hoạt động không đúng với nội dung quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đã được cấp.

c) Trong thời gian 02 năm liên tiếp không có báo cáo thường niên hoặc báo cáo theo yêu cầu của Bộ Thương mại.

d) Các trường hợp vi phạm pháp luật khác có quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 16. Giải quyết khiếu nại, tố cáo

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam hoặc của các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm hướng dẫn thủ tục đăng ký thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này.

2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thủ tục hải quan, thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam; chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại quy định cụ thể và quản lý lệ phí cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn và cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này.

3. Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn về chế độ ngoại hối liên quan đến hoạt động thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam theo quy định Nghị định này.

4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.