Chuối nhập khẩu từ Việt Nam tại thị trường Nhật Bản được đánh giá cao bởi phù hợp với khẩu vị người Nhật và có giá bán cạnh tranh. Do đó, đây là cơ hội tốt cho các nhà sản xuất và kinh doanh chuối mở rộng thị trường. Vậy khi xuất khẩu chuối cần các bước thủ tục gì?
Chuối nhập khẩu từ Việt Nam tại thị trường Nhật Bản được đánh giá cao bởi phù hợp với khẩu vị người Nhật và có giá bán cạnh tranh. Do đó, đây là cơ hội tốt cho các nhà sản xuất và kinh doanh chuối mở rộng thị trường. Vậy khi xuất khẩu chuối cần các bước thủ tục gì?
Bước 1: Tìm hiểu thông tin về HS CODE và thuế xuất
Bước 2: Kiểm tra sản phẩm đã được phép xuất khẩu vào nước nhập khẩu chưa
Điều này rất quan trọng, cũng tương tự khi bạn nhập khẩu thực vật, trái cây vào Việt Nam thì sản phẩm đó đã phải được phép nhập vào nước ta.
Bước 3: Book tàu và chuẩn bị hàng hóa
Bước 5: Mở tờ khai hải quan xuất khẩu
Bước 6: Gửi chứng từ gốc cho người mua
Nếu Quý khách có bất kì thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau đây:
Website: https://giayphepxuatnhapkhau.vietlabo.com/
Email: [email protected] || [email protected]
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2022, giá trị xuất khẩu chuối tươi đạt gần 311 triệu USD (tăng 34,5% so với năm 2021), sau thanh long đạt 632 triệu USD, sầu riêng đạt gần 421 triệu USD, trong tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng trái cây của Việt Nam đạt khoảng 2,1 tỷ USD. Kết quả trên nhờ việc đầu tư, sản xuất bài bản, các mô hình trồng chuối công nghệ cao được các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân xây dựng, đáp ứng các tiêu chí về xuất khẩu, kể cả các thị trường khó tính.
Hướng đến mục tiêu xuất khẩu bền vững
Năm 2019, thông qua đối tác Nhật Bản, Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Trường Tồn (Công ty Trường Tồn), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu liên kết với nông dân trồng chuối tại tỉnh Bình Dương đã xuất khẩu nhiều lô chuối tươi sang thị trường khó tính Nhật Bản. Hướng đến mục tiêu xuất khẩu bền vững, Công ty Trường Tồn đã xây dựng vùng nguyên liệu rộng gần 160ha tại huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước.
Vùng nguyên liệu chuối thuộc dự án “Sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm chuối tại Bù Đốp” do Công ty Trường Tồn làm chủ đầu tư. Mục tiêu của dự án là xây dựng mô hình trồng chuối kiểu mẫu, thân thiện với môi trường, hướng đến sản xuất theo công nghệ Organic, qua đó có thể chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng chuối tiên tiến cho người dân tại địa phương.
Đến từ Philippines, nước xuất khẩu chuối tươi vào thị trường Nhật Bản nhiều nhất, ông Roderick Briones, chuyên gia kỹ thuật Công ty Trường Tồn chia sẻ: Tôi sang đây để mang những quy trình trồng chuối ứng dụng công nghệ cao của Philippines áp dụng cho trang trại trồng chuối của Công ty Trường Tồn.
Do đó, chuối Trường Tồn có quy trình đầu tư, sản xuất chặt chẽ theo mô hình thân thiện môi trường, bảo đảm các tiêu chí theo quy trình sản xuất chuối sạch. Để chuối xuất khẩu được vào thị trường Nhật Bản, chúng tôi thực hiện theo quy tắc “chấp nhận của thị trường”. Điều này đồng nghĩa, quy trình sản xuất chuối của Trường Tồn phải đáp ứng được các tiêu chí cho thị trường Nhật Bản.
Được nhập cây giống từ Philippines, chuối già Nam Mỹ (Cavendish banana) phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu vùng Đông Nam Bộ, năng suất bình quân hơn 50 tấn chuối/ha. Ngoài việc đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm tiên tiến; hệ thống, dây chuyền xử lý sau thu hoạch, đóng gói quy mô lớn; trồng chuối theo hướng an toàn sinh học... trang trại chuối Trường Tồn còn áp dụng quy trình giám sát chặt chẽ.
Cụ thể, các phương tiện cơ giới muốn vào trang trại đều phải qua khu vực khử trùng, trong quá trình chăm sóc, công nhân hạn chế tối đa tiếp xúc với cây chuối để phòng ngừa lây bệnh. Với việc áp dụng các phương thức canh tác, trồng trọt theo tiêu chuẩn khắt khe để nâng cao chất lượng, sản phẩm chuối của Công ty Trường Tồn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Ông Tôn Đức Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Trường Tồn cho biết: Từ năm 2019, chúng tôi đã xuất khẩu khá nhiều chuối tươi sang thị trường Nhật Bản. Phía đối tác Nhật Bản muốn chúng tôi phát triển vùng trồng với quy mô lớn, đáp ứng đủ về số lượng cũng như chất lượng để xuất khẩu ổn định, lâu dài.
Đối tác Nhật Bản đã đưa đoàn chuyên gia qua đây để thăm, giám sát quy trình sản xuất, đầu tư trang trại chuối Trường Tồn từ những container đầu tiên xuất đi Nhật Bản. Với việc đầu tư bài bản, sản phẩm chuối của Trường Tồn được xếp vào sản phẩm chuối cao cấp tại thị trường Nhật Bản.
Được mệnh danh là thủ phủ trồng chuối xuất khẩu cả nước, chuối là cây trồng chủ lực của tỉnh Đồng Nai, mang lại thu nhập không nhỏ cho người nông dân, trung bình từ 200 - 300 triệu đồng/ha mỗi năm.
Trong 5 năm qua, diện tích trồng chuối trên địa bàn tỉnh này tăng gần gấp đôi, từ khoảng 7.300ha năm 2016 tăng lên hơn 13.100 ha vào năm 2021. Với diện tích trên, Đồng Nai đang đứng đầu cả nước về trồng chuối, chiếm tỷ lệ 8,5% toàn quốc và 71% vùng Đông Nam Bộ. Diện tích cây chuối ở Đồng Nai tập trung nhiều ở các huyện: Trảng Bom, Thống Nhất, Định Quán, năng suất trung bình khoảng 40 - 45 tấn/ha; sản lượng ước tính 450.000 tấn/năm, trong số này, hơn 80% là để xuất khẩu.
Giống chuối được trồng phổ biến là giống chuối già Nam Mỹ, chuối Sứ, chuối Cau. Chuối tươi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia. Năm 2022, Đồng Nai xuất khẩu hơn 400.000 tấn chuối và dự kiến năm 2023, xuất khẩu hơn 500.000 tấn.
Thành lập và đi vào hoạt động năm 2019, Hợp tác xã (HTX) Thanh Bình, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai sản xuất trên diện tích hơn 300 ha chuối. Trung bình mỗi năm HTX xuất khẩu khoảng 3.500 tấn sản phẩm chuối vào thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và châu Âu. Để trái chuối bảo đảm chất lượng, đáp ứng thị trường xuất khẩu, HTX Thanh Bình đã tổ chức trồng chuối sạch theo quy trình khép kín với chất thải hữu cơ trong sản xuất được tận dụng làm phân bón lại cho vườn chuối.
Ngoài ra, HTX đã đầu tư dây chuyền sơ, chế biến với công suất 100 tấn trái chuối nguyên liệu/tháng. Giám đốc HTX Thanh Bình Lý Minh Hùng cho hay: Là đơn vị tiên phong tham gia kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp khi nghiên cứu sử dụng những phụ phẩm vốn bỏ đi, như: bẹ chuối, xơ, sợi chuối sấy khô làm nguyên liệu để làm ra các sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm thủ công mỹ nghệ thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, HTX rất cần dây chuyền máy móc để chế biến, bảo quản sau thu hoạch, đây cũng là khâu yếu nhất của nhiều HTX đang gặp phải. Bởi bán 1kg chuối tươi có giá 10 nghìn đồng, nhưng sau khi chế biến sẽ bán được khoảng 20.000 đồng. Tôi cho rằng, đây là vấn đề các HTX phải suy nghĩ, làm sao để tỷ lệ bán tươi ít đi, tỷ lệ chế biến tăng lên.
Theo thống kê, cả nước có khoảng 155.000 ha trồng chuối với sản lượng gần 2,5 triệu tấn một năm. Hiện, cả nước có 35 tỉnh với 286 mã số vùng trồng chuối xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, trong đó, Đồng Nai là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng mã số vùng trồng được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số và Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt với 30 vùng trồng và 39 cơ sở đóng gói.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai Trần Lâm Sinh cho biết: Để được cấp mã số vùng trồng, nông dân phải sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, ghi sổ tay canh tác hoặc nhật ký đồng ruộng trong quá trình canh tác. Thời gian tới, Đồng Nai tiếp tục xây dựng vùng sản xuất chuối tập trung, phát triển bền vững theo hướng không tăng diện tích mà đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, thương hiệu, gia tăng giá trị. Để đạt được điều này, tỉnh sẽ phát triển vùng sản xuất gắn với quy hoạch hạ tầng để giảm chi phí Logistics.
Đầu tư sâu hơn về giống có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu bệnh, chuyển giao các giống chuối đặc sản phù hợp với việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng chuối tươi thông qua thúc đẩy áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất tiên tiến, chuẩn hóa từ khâu sơ chế, đóng gói và bảo quản chuối.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng khẳng định: Để sản phẩm trái cây nói chung và chuối nói riêng tiếp tục phát triển mạnh và bền vững, ngoài nỗ lực tự thân của người trồng, thì rất cần các doanh nghiệp tiếp tục đồng hành, mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, đáp ứng các yêu cầu của thị trường thế giới.
Từ đó, góp phần đưa sản phẩm trái chuối tươi của nước ta ngày càng vươn xa hơn ra thị trường quốc tế. Ngành Nông nghiệp và các sở, ngành liên quan và chính quyền các địa phương tiếp tục chia sẻ, hỗ trợ, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc của doanh nghiệp, người dân để trái chuối đáp ứng các yêu cầu, điều kiện theo quy định ngày càng khắt khe hơn của các nước nhập khẩu.
Cơ hội xuất khẩu chuối sang thị trường Trung Quốc rộng mở khi Nghị định thư về xuất khẩu trái chuối tươi chính ngạch của Việt Nam sang Trung Quốc đã được ký kết vào tháng 11/2022. Tức là, chuối tươi Việt Nam đã có được tấm giấy thông hành sang Trung Quốc.
Cùng với đó, một số hệ thống siêu thị tại Nhật Bản đã có kế hoạch tăng nhập khẩu chuối Việt Nam với khối lượng không giới hạn, miễn là các đối tác Việt Nam đáp ứng, bảo đảm chất lượng. Năm 2022, chuối Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản chỉ đạt hơn 7 triệu USD, chiếm chưa đầy 1% thị phần nhập khẩu chuối của Nhật Bản, là con số rất khiêm tốn, do đó, còn nhiều dư địa để chuối tươi Việt Nam gia tăng thị phần tại thị trường Nhật Bản trong những năm tới.
Đây cũng chính là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng chuối mạnh dạn đầu tư bài bản, khoa học, có tiêu chuẩn để đưa trái chuối Việt Nam xuất ngoại ngày càng tăng.
Ông Lê Viết Bình, Trưởng Cơ quan đại diện phía nam Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng: Tuy cơ hội rộng mở nhưng vẫn có thể đóng lại bất cứ lúc nào nếu chúng ta không tuân thủ các tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu chuối của Việt Nam. Chúng ta không nên tăng diện trồng chuối ồ ạt mà tập trung đầu tư, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, chú trọng chế biến chuyên sâu để nâng giá trị của trái chuối hướng đến đa dạng thị trường xuất khẩu.