Công ty tôi có người lao động Vũ Thị A nghỉ chế độ thai sản từ 11/09/2019 đến 11/03/2020. Người lao động quay trở lại Công ty làm việc vào ngày 12/03/2020. Sau đó, do sức khỏe chưa phục hồi, người lao động xin nghỉ dưỡng sức sau sinh từ ngày 01/04/2020 đến 07/04/2020 (7 ngày nghỉ dưỡng sức sau sinh do người lao động sinh mổ). Sau thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh, người lao động tiếp tục nghỉ không lương vì bận việc gia đình từ 8/4 đến 10/4 và nghỉ không lương do công ty không sắp xếp được việc làm vì ảnh hưởng của Covid 19 từ 16/4 đến 30/4. Vì vậy, tháng 4, người lao động không được tham gia BHXH tại công ty do không đảm bảo số ngày công để đóng bảo hiểm xã hội. Vậy, trường hợp này người lao động có được giải quyết chi trả tiền dưỡng sức sau sinh theo quy định nghỉ dưỡng sức sau sinh không?
Công ty tôi có người lao động Vũ Thị A nghỉ chế độ thai sản từ 11/09/2019 đến 11/03/2020. Người lao động quay trở lại Công ty làm việc vào ngày 12/03/2020. Sau đó, do sức khỏe chưa phục hồi, người lao động xin nghỉ dưỡng sức sau sinh từ ngày 01/04/2020 đến 07/04/2020 (7 ngày nghỉ dưỡng sức sau sinh do người lao động sinh mổ). Sau thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh, người lao động tiếp tục nghỉ không lương vì bận việc gia đình từ 8/4 đến 10/4 và nghỉ không lương do công ty không sắp xếp được việc làm vì ảnh hưởng của Covid 19 từ 16/4 đến 30/4. Vì vậy, tháng 4, người lao động không được tham gia BHXH tại công ty do không đảm bảo số ngày công để đóng bảo hiểm xã hội. Vậy, trường hợp này người lao động có được giải quyết chi trả tiền dưỡng sức sau sinh theo quy định nghỉ dưỡng sức sau sinh không?
Hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh được quy định tại Điểm 2.4, Khoản 2, Điều 4, Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/1/2019. Theo đó lao động nữ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh phải làm 01 bộ hồ theo quy định tại Khoản 5, Điều 101, Luật Bảo hiểm xã hội.
Hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh gồm:
Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai; phục hồi sức khỏe.
Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết.
Trong vòng 10 ngày sau khi người lao động được xác nhận đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh người sử dụng lao động sẽ phải lập hồ sơ gửi lên cơ quan Bảo hiểm xã hội để giải quyết.
Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (Mẫu 01B-HSB) do đơn vị sử dụng lao động lập.
Người sử dụng lao động lập danh sách người lao động hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo Mẫu 01B-HSB.
Tại mục C người sử dụng điền đầy đủ các thông tin cần thiết.
Người sử dụng lao động điền đầy đủ thông tin tại mục C (Mẫu 01B-HSB).
Ngoài ra, để thuận lợi hơn trong việc thực hiện chế độ, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã cho người lao động sử dụng Đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh.
Căn cứ theo Khoản 3, Điều 41, Luật bảo hiểm xã hội thì mức hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh năm 2022 sẽ được tính bằng 30% mức lương cơ sở.
Mức lương cơ sở cập nhật mới nhất năm 2022 vẫn giữ nguyên mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2019 là 1.490.000 đồng.
Theo đó tiền trợ cấp mà người lao động được nhận theo ngày sẽ là 1.490.000 x 30% = 449.000 đồng/ ngày
Căn cứ theo số ngày nghỉ theo điều kiện trên người lao động có thể tự tính được khoản tiền trợ cấp mà mình nhận được.
Trên đây là những chia sẻ về hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh cùng với thời gian và mức hưởng mà lao động nữ có thể được hưởng khi đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của luật Bảo hiểm xã hội.Mong rằng những chia sẻ từ Bảo hiểm xã hội điện tử trong bài viết trên đây có thể mang lại cho quý độc giả những thông tin hữu ích nhất
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hưởng trợ cấp sau sinh, lao động nữ thực hiện quy trình nộp hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sau sinh như sau:
Bước 1. Nộp đơn xin nghỉ dưỡng sức và hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sau sinh: Người lao động nộp cho doanh nghiệp/đơn vị nơi mà người lao động làm việc và đóng BHXH.
Bước 2: Chờ kết quả: Doanh nghiệp xem xét hồ sơ người lao động đã nộp, nếu đủ điều kiện sẽ thực hiện phê duyệt đơn và ra quyết định cho nghỉ. Quyết định phải ghi rõ thời gian được nghỉ dưỡng sức phục hồi sau sinh.
Bước 3: Nhận kết quả từ doanh nghiệp/đơn vị: Lao động nữ nhận kết quả từ doanh nghiệp/đơn vị của mình về việc nghỉ. Doanh nghiệp/đơn vị lập danh sách theo Mẫu 01B-HSB và làm các thủ tục báo tăng lao động gửi cơ quan BHXH (có thể gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, hoặc nộp qua mạng).
Bước 4: Nhận kết quả từ cơ quan bảo hiểm xã hội: Trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ từ doanh nghiệp/đơn vị nơi người lao động làm việc, cơ quan BHXH phải giải quyết và thực hiện chi trả tiền chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho người lao động.
Bước 5: Nhận tiền hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sau sinh: Cơ quan BHXH sẽ trả về doanh nghiệp/đơn vị người lao động nhận trực tiếp từ doanh nghiệp đơn vị của mình.
Căn cứ theo quy định tại Điều 13, Thông tư 59/2015/TT-BHXH, căn cứ theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 3, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Điều 41, Luật Bảo hiểm xã hội, điều kiện để lao động nữ làm hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh bao gồm:
Sau khi hưởng chế độ nghỉ thai sản, trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì lao động nữ mang thai, lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định.
Thời gian nghỉ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Thời gian nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính vào năm lao động nữ đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.