Dự Hội nghị có ông Nguyễn Long Hải - Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; ông Đỗ Thắng Hải – Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban ngành cơ quan Trung ương. Về phía Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, có đại diện lãnh đạo Vụ Công nghiệp, Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ Pháp chế, Kiểm soát nội bộ. Về phía Vinataba, có ông Hồ Lê Nghĩa – Chủ tịch Hội đồng thành viên, ông Hà Quang Hòa – Tổng Giám đốc; các Thành viên Hội đồng thành viên, Ban Điều hành, đại diện các Ban chức năng và đơn vị thành viên.
Dự Hội nghị có ông Nguyễn Long Hải - Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; ông Đỗ Thắng Hải – Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban ngành cơ quan Trung ương. Về phía Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, có đại diện lãnh đạo Vụ Công nghiệp, Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ Pháp chế, Kiểm soát nội bộ. Về phía Vinataba, có ông Hồ Lê Nghĩa – Chủ tịch Hội đồng thành viên, ông Hà Quang Hòa – Tổng Giám đốc; các Thành viên Hội đồng thành viên, Ban Điều hành, đại diện các Ban chức năng và đơn vị thành viên.
Từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát đã tác động nặng nề đến kinh tế, thương mại toàn cầu. Trước bối cảnh giảm sút trong tổng cầu của kinh tế thế giới, hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, song xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Với những nỗ lực, chủ động, sáng tạo của Chính phủ và doanh nghiệp, ngành xuất khẩu Việt Nam năm 2021 đã đạt được kết quả và thành tựu nổi bật.
Thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng: Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới, nhiều sản phẩm đã dần có chỗ đứng vững chắc và nâng cao được khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như EU, Nhật Bản, Mỹ, Úc…
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với châu Á và châu Phi đạt 444 tỷ USD vào năm 2021, tăng 22,38% so với năm 2020, chiếm 67,3% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới.
Năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Á và châu Phi đạt 165,9 tỷ USD, tăng 14,62% so với năm 2020, chiếm 50,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới. Trong đó, nhóm hàng có kim ngạch lớn hơn gồm điện thoại các loại và linh kiện (ước đạt 32,29 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (ước đạt 27,32 tỷ USD), máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (ước đạt 13 tỷ USD), hàng dệt may (ước đạt 10,6 tỷ USD).
Các đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam trong khu vực, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và ASEAN, đã duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp vào sự tăng trưởng tích cực của xuất khẩu Việt Nam.
Năm 2022, thương mại của Việt Nam với thị trường thế giới sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn khi dịch Covid-19 vẫn là trở ngại cho sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu khi liên tục xuất hiện những biến thể mới làm gia tăng tình trạng lây lan, thách thức nỗ lực tiêm chủng toàn cầu, nhu cầu hàng hóa của khu vực sản xuất và người tiêu dùng có thể phục hồi ở mức trước đại dịch, nhưng tăng trưởng đột biến là khó có thể xảy ra. Nhiều thị trường tiếp tục áp dụng biện pháp kiểm soát người và hàng hóa ngặt nghèo tại các cửa khẩu và cảng biển…
Theo Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 11/2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 602 tỷ USD, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều đáng nói là có 37 ngành hàng dự kiến xuất khẩu trong năm nay vượt 1 tỷ USD, tăng thêm 4 ngành hàng so với năm 2020. Đồng thời, chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang nâng cao sản phẩm công nghiệp chế biến, đây cũng là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, là yếu tố quyết định để đạt được sự bứt phá về kim ngạch xuất khẩu cũng như cán cân thương mại thặng dư.
TÌM HIỂU THÊM: TỔNG QUAN XUẤT KHẨU TRỰC TUYẾN VIỆT NAM NĂM 2021