(TTĐN) - Một điểm sáng trong quan hệ thương mại Việt Nam - Philippnes là hợp tác trong lĩnh vực gạo. Đặc biệt, Việt Nam luôn cảm ơn Philippines đã lựa chọn gạo Việt Nam làm thực phẩm chính cho khẩu phần hàng ngày và đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Chính vì vậy, Việt Nam luôn xác định Philippines là một trong những thị trường xuất khẩu gạo quan trọng hàng đầu.
(TTĐN) - Một điểm sáng trong quan hệ thương mại Việt Nam - Philippnes là hợp tác trong lĩnh vực gạo. Đặc biệt, Việt Nam luôn cảm ơn Philippines đã lựa chọn gạo Việt Nam làm thực phẩm chính cho khẩu phần hàng ngày và đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Chính vì vậy, Việt Nam luôn xác định Philippines là một trong những thị trường xuất khẩu gạo quan trọng hàng đầu.
Ngoài thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) lớn là Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc), hiện nay có 2 thị trường lao động cũng rất tiềm năng đó là Hàn Quốc và Úc.
Ông Đinh Thanh Bình - Phó Giám đốc trung tâm Trung tâm XKLĐ Mai Linh, một thành viên của Tập đoàn Mai Linh cho biết, mức lương 30-40 triệu đồng/tháng tại Nhật Bản hay Hàn Quốc chưa phải là cao trong thị trường XKLĐ. Mới đây, Mai Linh đã ký kết với một đối tác Úc trong việc phái cử lao động làm việc trong các nông trại, nhà máy chế biến thủy hải sản, nông sản. Mức thu nhập mà người lao động (NLĐ) có thể nhận được khi tham gia chương trình này vào khoảng 50-80 triệu đồng/tháng.
Nhiều lao động Việt Nam lựa chọn xuất khẩu sang Úc làm nông nghiệp. Ảnh:Bloomberg
"Với yêu cầu cao về trình độ tiếng Anh và nhiều kỹ năng nghề nghiệp theo chuẩn của Úc, điều mà NLĐ nhận lại là thu nhập cao và được cọ xát trong môi trường làm việc chuyên nghiệp tại xứ xở chuột túi. Quan trọng hơn, do thiếu hụt nguồn nhân lực, Chính phủ Úc đang tạo mọi điều kiện để thu hút NLĐ, trong đó có việc tạo điều kiện làm việc dài lâu hoặc định cư lâu dài", ông Bình thông tin.
Còn theo ông Nguyễn Gia Liêm - Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, năm 2022 có một thị trường truyền thống nhưng đang hứa hẹn nhiều tiềm năng bứt phá mà lao động có thể tìm hiểu thêm đó là thị trường xuất khẩu lao động đi Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ.
Những năm trước đây, khi nhắc tới thị trường Hàn Quốc, lao động chỉ nghĩ tới đi làm việc theo các chương trình việc làm công (Chương trình EPS), giá rẻ. Để đi được lao động phải trải qua các kỳ thi tiếng Hàn và kỳ thi nghiệp vụ rất khắt khe, khó như thi đại học, thế nhưng thời gian gần đây thị trường này cũng rộng cửa hơn khi bắt đầu tiếp nhận lao động phái cử đi làm thời vụ trong các ngành nông nghiệp. Các chương trình chủ yếu là đi làm việc theo chương trình hợp tác công giữa địa phương Hàn Quốc với địa phương (các tỉnh) của Việt Nam.
Hiện có 8 tỉnh, thành Việt Nam đã tham gia chương trình này là: Đà Nẵng, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Hà Nam và Cà Mau. Lao động tham gia chương trình này được nhận mức lương rất khá từ 40-60 triệu đồng/người/tháng.
Ngoài thị trường tiềm năng trên, người lao động có thể tham khảo thêm các thị trường mới ở Châu Âu như: Đức, Ba Lan, Hà Lan, Cộng hòa Czech… Các nước này cũng đang "làm tất cả" để thu hút NLĐ ngoại khối. Thiếu hụt nguồn nhân lực đang bao trùm cả châu Âu... khiến các quốc gia này có mong muốn tiếp nhận nhiều hơn lao động.
Lao động nộp hồ sơ tại Trung tâm dịch vụ Việc làm (Sở LĐTBXH) tỉnh thành phố theo danh sách trên để được xét tuyển. Lao động thuộc hộ nghèo, hộ chính sách sẽ được ưu tiên trong việc xét tuyển.
"Tuy nhiên, người lao động cũng cần cảnh giác, vì Hàn Quốc là thị trường tiềm năng, thu nhập khá lao động rất thích đi, lợi dụng tâm lý đó nhiều đối tượng cò mồi, môi giới đã lừa đảo lao động", ông Liêm nói.
Trên đây là một số thị trường lớn, tiềm năng mà các doanh nghiệp và Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo lao động nên tham khảo có sự lựa chọn phù hợp trước khi quyết định nộp hồ sơ đi xuất khẩu lao động.
Ông Nguyễn Gia Liêm cho biết, để đi làm việc ở nước ngoài, người lao động nên lựa chọn các doanh nghiệp phái cử có uy tín, có thâm niên nhiều năm cung ứng lao động. Nếu không rõ thông tin về doanh nghiệp, lao động có thể gọi điện qua Cục Quản lý lao động ngoài nước, qua phòng chăm sóc quản lý lao động theo số ( 84-4) 38249517 để được tư vấn hỗ trợ.
Về mức phí đi xuất khẩu lao động, lao động có thể tìm hiểu tại Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH Quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có một số quy định cụ thể về chi phí môi giới người lao động cần biết.
Lao động nên tìm hiểu kỹ thông tin về doanh nghiệp và mức phí trước khi đi xuất khẩu lao động. Ảnh: LOD
Theo đó, Bộ LĐTBXH quy định, mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với tổ chức, cá nhân trung gian nhưng không được vượt quá 0,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động cho 12 tháng làm việc.
Trường hợp hợp đồng lao động có thời hạn làm việc từ 36 tháng trở lên thì mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới không quá 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động. Với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể, mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới được quy định theo phụ lục đính kèm thông tư.
Với một số ngành nghề như: thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải (Đài Loan, Hàn Quốc); lao động giúp việc gia đình (Malaysia, Brunei, các nước Tây Á), mọi ngành nghề (Thái Lan) thì mức phí là 0 đồng.
Thông tư cũng quy định, mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể. Như với thị trường Đài Loan (Trung Quốc), mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động với ngành hộ lý và y tá bệnh viện, trung tâm dưỡng lão là 0,7 tháng tiền lương/12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 2 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên. Ngành nghề chăm sóc người bệnh tại gia đình, giúp việc gia đình, nông nghiệp, thuyền viên là 0,4 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 1 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên. Mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động với thuyền viên tàu cá xa bờ là 0 đồng.
Với thị trường Hàn Quốc, mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động với thuyền viên tàu cá gần bờ là 0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 2 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên.
Với thị trường Nhật Bản, mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động với ngành nghề thực tập sinh kỹ năng số 3 và lao động kỹ năng đặc định là 0 đồng. Riêng với lao động kỹ thuật cao, lao động xây dựng đóng tàu theo chế độ hoạt động đặc định thì mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động là 0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 2 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên.
Thông tư này vừa có hiệu lực đầu tháng 2/2022.
TMO - Trong 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam vẫn là đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất của Philippines với 1,44 triệu tấn, chiếm 72,9% trong tổng số gạo nhập khẩu của Philippines.
Thương vụ Việt Nam tại Philippines dẫn số liệu từ Cục Thực vật - Bộ Nông nghiệp Philippines cho biết, 5 tháng đầu năm, nhập khẩu gạo của Philippines đạt gần 2 triệu tấn, tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến, tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines đạt khoảng 4 triệu tấn trong năm nay. Theo thông tin của một số doanh nghiệp, thị trường Philippines khá ưa chuộng các loại gạo Đt8 và 5451 của Việt Nam do chất lượng cơm dẻo, mềm, có hương vị đặc biệt và giá thành phù hợp. Hiện, gạo Việt Nam thống lĩnh tại khu vực Metro Manila, khu vực các tỉnh phía Nam Philippines.
Sự tăng trưởng ấn tượng này được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố. Trong đó, chất lượng gạo Việt Nam đã được cải thiện đáng kể thông qua việc áp dụng công nghệ tiên tiến và quy trình sản xuất nghiêm ngặt: hệ thống sấy khô, xay xát hiện đại, và đóng gói tự động không chỉ cải thiện chất lượng mà còn tăng cường tính đồng nhất và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhờ vậy, gạo Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại các thị trường quốc tế, trong đó có Philippines.
Trong 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam vẫn là đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất của Philippines.
Hơn nữa, gạo Việt Nam có giá cả cạnh tranh nhờ chi phí sản xuất hợp lý, giúp sản phẩm của nước ta chiếm ưu thế trên thị trường thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia có nhu cầu tiêu thụ gạo lớn như Philippines. Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, bao gồm việc giảm thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế, góp phần không nhỏ vào việc tăng sản lượng xuất khẩu gạo. Ngoài ra, gạo Việt Nam cũng tận dụng được ưu thế trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà hai bên tham gia, như Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA); Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP)... trong khi các đối tác ngoài ASEAN của Philippines (như Ấn Độ, Pakistan) không có.
Trong những tháng còn lại của năm 2024 và những năm tiếp theo, để hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines bền vững, Tham tán Thương mại Thương vụ Việt Nam tại thị trường Philipines khuyến nghị, Philippines trong những năm gần đây luôn là thị trường xuất khẩu gạo quan trọng của Việt Nam, vì vậy Thương vụ kiến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước, bên cạnh tranh thủ những cơ hội mới ở những thị trường mới, cũng vẫn cần phải luôn quan tâm duy trì đảm bảo vị thế số một xuất khẩu gạo của Việt Nam tại thị trường Philippines.
Bên cạnh đó, Thương vụ Việt Nam tại Philipines khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cần tiếp tục phối hợp tốt với Bộ Công Thương, Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Philippines để triển khai các chương trình xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm gạo của Việt Nam. Tiếp tục giữ vững và đảm bảo chất lượng gạo ổn định, không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm gạo xuất khẩu qua đó góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đối với mặt hàng gạo vào thị trường Philippines.
Ngoài ra, đa dạng các mặt hàng gạo xuất khẩu, không chỉ quá tập trung vào các sản phẩm gạo có chất lượng cao phục vụ cho người có thu nhập cao, mà còn cần khai thác tiềm năng của các loại gạo chất lượng trung bình, chất lượng thấp hơn để phục vụ cho một số lượng lớn người dân có thu nhập trung bình và thấp.
Việt Nam cần đa dạng các mặt hàng gạo xuất khẩu sang thị trường này.
Gạo của Việt Nam chiếm trên 80% tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines đạt 1,75 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2022. Bộ Công Thương đánh giá, với khoảng cách địa lý gần, tương đồng về văn hóa tiêu dùng, Philippines là thị trường có nhiều tiềm năng cho các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Đây là thị trường có quy mô dân số lớn, tính đến năm 2023 đạt khoảng 113 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới, thứ 7 châu Á, thứ hai trong Asean. GDP hàng năm của Philippines đạt khoảng 400 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt trên 3.500 USD. Thị trường Philippines không đòi hỏi quá cao hay quá khắt khe trong tiêu thụ các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Nhu cầu tiêu dùng trong nước đối với hàng hóa, dịch vụ lớn nhưng phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm nhập khẩu.
Hiện có tổng số khoảng 35 mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Philippines, như: nông sản, thủy hải sản, bánh kẹo, thức ăn chăn nuôi, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, hàng dệt may, máy móc, thiết bị... Trong đó, mặt nông sản, đặc biệt gạo, luôn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Philippines. Trong thời gian tới, Việt Nam xác định Philippines sẽ vẫn là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục củng cố và giữ vững vị thế số 1 về xuất khẩu gạo Việt Nam tại thị trường Philippines.
Philippines là quốc gia sản xuất nông nghiệp trong đó có sản xuất lúa gạo, tuy nhiên, trong nhiều năm qua sản xuất trong nước luôn không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Hàng năm, tùy thuộc vào các điều kiện canh tác, sản xuất nội địa của Philippines đạt khoảng từ 19 đến 20 triệu tấn thóc, tương đương khoảng trên 12,5 triệu tấn gạo.Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ gạo hàng năm khoảng trên 14,5 triệu tấn và dự trữ tối thiểu đảm bảo lương thực đủ cho 30 ngày khoảng là trên 01 triệu tấn, tức là tổng nhu cầu hàng năm khoảng trên 15,5 triệu tấn gạo. Vì vậy, hàng năm Philippines phải nhập từ trên 2,5 triệu đến 3,5 triệu tấn gạo.
Bên cạnh đó, mở rộng cơ cấu mặt hàng và gia tăng kim ngạch, giá trị xuất khẩu. Với thị trường có nhiều tiềm năng như Philippines nhưng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam còn chưa cân xứng. Số lượng các mặt hàng, ngành hàng xuất khẩu còn hạn chế, chỉ khoảng 35 mặt hàng/ngành hàng, trong khi còn rất nhiều các mặt hàng, ngành hàng của Việt Nam có tiềm năng khai thác tại thị trường Philippines.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự kiến tổng khối lượng gạo hàng hóa cho xuất khẩu tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024 ước đạt khoảng 7,6 triệu tấn, trong đó, nhóm gạo chất lượng cao khoảng 3,2 triệu tấn; nhóm gạo thơm, đặc sản 2,5 triệu tấn; nhóm gạo chất lượng trung bình 1,15 triệu tấn; nhóm nếp 0,75 triệu tấn.
Tín hiệu tích cực từ các thị trường mới
Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Singapore Cao Xuân Thắng cho biết, ba tháng đầu năm 2024, Việt Nam lần đầu tiên trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, đạt kim ngạch khoảng 36,15 triệu SGD, tăng 80,46% so với cùng kỳ 2023.
Điểm đáng chú ý là bên cạnh mặt hàng thế mạnh truyền thống của Việt Nam là gạo tẻ trắng, hai nhóm hàng khác là gạo nếp và gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ cũng vươn lên chiếm lĩnh phần lớn thị phần tại Singapore, lần lượt đạt 80,08% và 73,33%. Đây là nhân tố chính đưa Việt Nam vượt qua Thái Lan và Ấn Độ trở thành quốc gia chiếm thị phần gạo lớn nhất tại Singapore với 32,03% thị phần, kim ngạch cao hơn so với Ấn Độ 6,96% và cao hơn Thái Lan 8,28%.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hết quý I/2024, Singapore là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 8 của Việt Nam. Trong bối cảnh các thị trường truyền thống lớn của Việt Nam như Philippines, Indonesia, Malaysia... đang nỗ lực tăng sản lượng sản xuất trong nước để giảm nhập khẩu từ các quốc gia khác, thì nỗ lực đa dạng chủng loại gạo vào Singapore là một tín hiệu đáng mừng trong khâu mở rộng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Ngoài các quốc gia mới trong khu vực châu Á, thì châu Âu cũng là thị trường đang được các doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn tập trung khai thác.
Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc Nông Đức Lai cho biết: Hai năm qua, do tác động của hiện tượng El Nino, cộng với tốc độ đô thị hóa sâu rộng khiến diện tích trồng lúa giảm nên sản lượng lúa của Trung Quốc cũng giảm rõ rệt. Về nhu cầu tiêu thụ, dự báo giai đoạn 2022- 2031, tiêu thụ gạo của Trung Quốc duy trì tăng trưởng liên tục.
Về thương mại gạo, trước đây Trung Quốc xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu nhưng từ sau năm 2001, mức nhập khẩu gạo luôn ghi nhận cao hơn xuất khẩu. Năm 2024, Trung Quốc quan tâm nhiều hơn đến vấn đề an ninh lương thực và dự kiến sẽ tăng nhập khẩu gạo từ các quốc gia để bù đắp thiếu hụt lượng gạo trong nước, trong đó có xu hướng tăng nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á. Hiện, nhu cầu tiêu thụ gạo của Trung Quốc vẫn duy trì ở mức 150 triệu tấn/năm.
Nhiều năm qua, Trung Quốc nhập khẩu gạo chủ yếu từ Ấn Độ, cho nên nếu trong năm 2024, Ấn Độ tiếp tục duy trì lệnh hạn chế xuất khẩu thì sẽ thêm cơ hội cho Việt Nam tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo vào thị trường này.
Theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc thì gạo thơm, gạo cao cấp đang ngày càng được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng, các doanh nghiệp nên đẩy mạnh quảng bá để tăng thị phần. Tính riêng ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc đạt 81.648 tấn, trị giá 48.186.036 USD.
Ngoài các quốc gia mới trong khu vực châu Á, thì châu Âu cũng là thị trường đang được các doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn tập trung khai thác. Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời Huỳnh Văn Thòn cho biết: Tổng sản lượng gạo xuất khẩu năm 2023 của công ty tăng 135% so với năm 2022, trong đó xuất khẩu vào châu Âu đạt 20.000 tấn, tăng 125%. Sự tăng trưởng này nằm trong chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty bên cạnh các thị trường truyền thống. Đồng thời cũng là nhờ chất lượng hạt gạo liên tục được giữ vững và nâng cao khi Lộc Trời là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam và thế giới đạt chứng nhận canh tác lúa gạo bền vững SRP 100 lần thứ 4 liên tục từ năm 2020 đến nay.
Đa dạng hoạt động xúc tiến thương mại
Theo Cục trưởng Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) Nguyễn Anh Sơn, hiện công tác phát triển thị trường xuất khẩu gạo chưa được hỗ trợ tương xứng với tiềm năng ngành hàng. Năm 2023, Bộ Công thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam mới tổ chức được hai chương trình xúc tiến thương mại tại thị trường Hồng Công (Trung Quốc), ít hơn rất nhiều so với tần suất các ngành hàng khác. Do vậy, tần suất và quy mô chưa đáp ứng được nhu cầu giao thương, hiệu quả kỳ vọng từ các thương nhân, trong khi đây là công tác quan trọng, cần tiếp tục được đẩy mạnh, triển khai đều đặn, để kịp thời hỗ trợ thương nhân đáp ứng tốt tín hiệu thị trường, mở rộng thị phần tại các khu vực tiềm năng.
Để khắc phục tình trạng này, từ đầu năm 2024, Bộ Công thương đã phối hợp các ngành chức năng tích cực triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy thương mại gạo giữa Việt Nam với các đối tác. Cụ thể, đàm phán, trao đổi song phương với Indonesia, Malaysia về việc xem xét tiến tới ký bản ghi nhớ thương mại gạo, tạo môi trường ổn định, bền vững về thương mại gạo cho doanh nghiệp hai nước.
Với thị trường Philippines, Bộ trưởng Công thương và Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines đã ký bản ghi nhớ về hợp tác thương mại gạo. Trong giai đoạn 2024-2028, trừ trường hợp thiên tai, mất mùa, Việt Nam sẵn sàng cung cấp cho Philippines số lượng hằng năm lên tới 1,5-2,0 triệu tấn gạo trắng, đồng thời thống nhất triển khai một số biện pháp trao đổi thông tin, hỗ trợ, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại gạo hai nước.
"Đối với các thị trường mới, Bộ Công thương đã ký với Bộ Công nghiệp nhẹ, Lương thực và Nông nghiệp Mông Cổ về bản ghi nhớ thương mại gạo giữa Việt Nam và Mông Cổ. Việt Nam luôn sẵn sàng cung cấp 30.000 tấn gạo nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường Mông Cổ trong thời gian tới. Riêng thị trường tiềm năng Trung Quốc, Bộ cũng phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ các thương nhân đầu mối xuất khẩu gạo sang Trung Quốc hoàn thiện hồ sơ đăng ký dữ liệu cơ sở chế biến xuất khẩu, tránh gián đoạn hoạt động xuất khẩu gạo", ông Sơn nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, việc tập trung khai thác các thị trường ngách cũng là một trong những giải pháp để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo. Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal thông tin, Việt Nam đã trao cho phía Senegal dự thảo bản ghi nhớ về thương mại gạo và đang chờ phía Senegal phản hồi. Năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này đạt 12.392 tấn, kim ngạch 5,35 triệu USD, tăng 215% so với năm 2022. Trong ba tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu sang Senegal 619 tấn gạo, kim ngạch đạt 440.380 USD.
Theo Trung tâm thống kê của Senegal, năm 2023, quốc gia Tây Phi này nhập khẩu 1,3 triệu tấn gạo, kim ngạch hơn 500 triệu USD. Ngoài phục vụ thị trường trong nước hơn 18 triệu dân, Senegal còn nhập khẩu gạo để tái xuất sang các nước láng giềng. Do đó, Việt Nam hoàn toàn có thể khai thác tốt hơn nữa thị trường có mức tiêu thụ gạo tính theo đầu người cao nhất Tây Phi này, khoảng 117 kg/người/năm.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nguồn cung gạo toàn cầu được dự báo sẽ không còn dồi dào khi nguồn cung chính chiếm tới 40% sản lượng toàn cầu là Ấn Độ sẽ giảm 4 triệu tấn so với niên vụ trước, chỉ còn 132 triệu tấn. Sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2023-2024 sẽ đạt gần 518 triệu tấn, trong khi tổng mức tiêu thụ là 525 triệu tấn. Như vậy, dự báo thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo trong năm 2024. Điều này tạo ra cơ hội cho các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam. Năm 2024, Việt Nam có thể đáp ứng được nguồn cung để xuất khẩu gạo tương đương năm 2023, đồng thời vẫn bảo đảm an ninh lương thực.
(Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương)