Ngày 08/8/1967, tại Bangkik (Thái Lan), 05 nước là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan thông qua Tuyên bố ASEAN (hay còn gọi là Tuyên bố Bangkok) thành lập "Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á" (gọi tắt là ASEAN), trụ sở đặt tại Jakarta (Indonesia). Tháng 7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Từ tháng 4/1999 đến nay, ASEAN có 10 quốc gia thành viên. Ngày 15/12/2008, Hiến chương ASEAN có hiệu lực, theo đó Cộng đồng ASEAN đã trở thành một thực thể pháp lý khu vực hội nhập sâu từ ngày 31/12/2015. Tuy nhiên, thực hiện mục tiêu của Cộng đồng ASEAN đặt ra nhiều thách thức cho những quốc gia thành viên, trong đó có việc tiếp tục hoàn thiện các cơ cấu tổ chức hợp thành của ASEAN (sau đây gọi là thiết chế quản lý ASEAN) và bảo đảm hiệu quả của các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế nội khối cũng như giữa ASEAN với đối tác ngoài khối (sau đây gọi là quy định pháp lý ASEAN). Chính vì vậy, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp cải cách thiết chế pháp lý và quy định pháp lý ASEAN với tính cách là hai bộ phận cấu thành thể chế pháp lý của tổ chức này là cần thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập khu vực đang là xu thế phát triển khách quán của thời đại. Trong tiến trình cải cách này, cần xác định vai trò của Việt Nam với những đóng góp cụ thể nhằm thực hiện tốt nghĩa vụ và thành viên ASEAN cũng như bảo đảm kết nối, cộng hưởng với những nổ lực của Việt Nam ở các khuôn khổ hội nhập quốc tế. Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn "Thể chế pháp lý ASEAN và vai trò của Việt Nam" do TS. Trần Anh Tuấn là chủ biên. Quá trình biên soạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng khó tránh khỏi thiếu sót nhất định, Nhà xuất bản Tư pháp và tập thể tác giả mong nhận được những ý kiến góp ý của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Ngày 08/8/1967, tại Bangkik (Thái Lan), 05 nước là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan thông qua Tuyên bố ASEAN (hay còn gọi là Tuyên bố Bangkok) thành lập "Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á" (gọi tắt là ASEAN), trụ sở đặt tại Jakarta (Indonesia). Tháng 7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Từ tháng 4/1999 đến nay, ASEAN có 10 quốc gia thành viên. Ngày 15/12/2008, Hiến chương ASEAN có hiệu lực, theo đó Cộng đồng ASEAN đã trở thành một thực thể pháp lý khu vực hội nhập sâu từ ngày 31/12/2015. Tuy nhiên, thực hiện mục tiêu của Cộng đồng ASEAN đặt ra nhiều thách thức cho những quốc gia thành viên, trong đó có việc tiếp tục hoàn thiện các cơ cấu tổ chức hợp thành của ASEAN (sau đây gọi là thiết chế quản lý ASEAN) và bảo đảm hiệu quả của các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế nội khối cũng như giữa ASEAN với đối tác ngoài khối (sau đây gọi là quy định pháp lý ASEAN). Chính vì vậy, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp cải cách thiết chế pháp lý và quy định pháp lý ASEAN với tính cách là hai bộ phận cấu thành thể chế pháp lý của tổ chức này là cần thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập khu vực đang là xu thế phát triển khách quán của thời đại. Trong tiến trình cải cách này, cần xác định vai trò của Việt Nam với những đóng góp cụ thể nhằm thực hiện tốt nghĩa vụ và thành viên ASEAN cũng như bảo đảm kết nối, cộng hưởng với những nổ lực của Việt Nam ở các khuôn khổ hội nhập quốc tế. Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn "Thể chế pháp lý ASEAN và vai trò của Việt Nam" do TS. Trần Anh Tuấn là chủ biên. Quá trình biên soạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng khó tránh khỏi thiếu sót nhất định, Nhà xuất bản Tư pháp và tập thể tác giả mong nhận được những ý kiến góp ý của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Tiếng Anh được hiểu ngầm như một ngôn ngữ dùng chung cho toàn thế giới. Bởi vậy, muốn phục vụ khách du lịch một cách chính xác và chu đáo nhất, bắt buộc chúng ta phải có trình độ tiếng Anh. Thậm chí nhiều nhà tuyển dụng hay các nhà hàng, khách sạn 5 sao đều yêu cầu nhân viên phải nói tiếng Anh thuần thục thay vì chỉ giao tiếp cơ bản.
Bên cạnh những yếu tố về tay nghề cũng như kĩ năng, kiến thức, Tiếng Anh là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc tuyển dụng, nhất là ở các trung tâm kinh tế có ngành du lịch phát triển như: Tp.HCM, Hà Nội hay Đà Nẵng,…. Trên thực tế, để quảng bá được hình ảnh đất nước, ngành du lịch nhất định phải hướng đến những du khách nước ngoài. Theo thống kê thì trong số du khách nước ngoài đến Việt Nam, có trên 50% du khách sử dụng tiếng Anh. Vậy nên, để có một chỗ đứng tốt trong công việc với một mức lương hấp dẫn bạn nhất định phải giỏi tiếng Anh.
Để có một trạng thái và tinh thần làm việc tốt, nhất thiết bạn phải vững kiến thức, kĩ năng, và thái độ, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Bạn sẽ không thể nào làm việc tốt trong trạng thái lo lắng khi không hiểu khách hàng của bạn đang nghĩ gì, nói gì, cần gì? Du khách sẽ rất hài lòng khi bạn giao tiếp với họ bằng một thứ ngôn ngữ chuyên nghiệp. Khi bạn hiểu được họ, hiểu được văn hóa của họ cùng với thái độ làm việc tự tin, chuyên nghiệp, chắc chắn bạn sẽ tạo nên một chuyến đi chất lượng, có giá trị, để lại ấn tượng tốt trong lòng du khách về đất nước và con người Việt Nam.
Trên đà hội nhập quốc tế, trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Hội (HCCT) đang đào tạo rất tốt ngành ngôn ngữ Anh. Đến với HCCT bạn sẽ được trau dồi kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, được rèn luyện thuần thục 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết cho đến những kiến thức đặc trưng ngành nghề như: Tiếng Anh Du lịch, Tiếng Anh Thương mại, Tiếng Anh Truyền thông,…
Bên cạnh đó khi đến với HCCT các bạn sẽ được rèn luyện nhiều kỹ năng mềm thông qua việc tham gia các hoạt động, các sự kiện do Đoàn thanh niên nhà trường và các Khoa tổ chức. Được tham gia các buổi học ngoại khóa, các buổi tọa đàm để có được những kiến thức tổng quan nhất về ngành nghề cũng như các kỹ năng mềm, rất hữu ích cho công việc của mình trong tương lai.
Hãy nhanh tay đăng kí về ngôi nhà chung HCCT qua:
Người thực hiện: Trần Thị Phương Mai – giảng viên khoa Ngoại Ngữ
Hướng dẫn viên du lịch, quản lý tour cho đến người chăm sóc khách hàng,… đều cần tiếng Anh. Một người làm dịch vụ giỏi phải là một người hiểu được khách hàng của mình, phải làm cho du khách quốc tế thấy được những giá trị bản sắc văn hóa hay sự thoải mái trong khi đến tham quan, nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, tiếng Anh giúp bạn nắm bắt được tình hình và xu hướng của nước bạn, từ đó xây dựng cho mình những kỹ năng, kiến thức phù hợp khi giao tiếp cũng như đảm nhiệm công việc chuyên môn. Có thể nói, tiếng Anh là một yếu tố giúp bạn tồn tại lâu bền trong ngành dịch vụ nói chung, ngành du lịch nói riêng.
Cơ khí là ngành không học kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi, có vai trò quan trọng đối với tât cả các ngành sản xuất và đời sống. Cơ khí tạo ra các sản phẩm máy móc, thiết bị nhằm hỗ trợ hoặc thay thế lao động sức người, giúp nâng cao năng suất, thực hiện những công việc phức tạp hoặc có độ nguy hiểm cao.
Vận dụng cơ khí và kỹ thuật cơ khí giúp nâng cao năng suất lao động hơn
Cơ khí tạo ra các loại máy móc, công cụ nhằm hỗ trợ, hoặc thay thế hoàn toàn lao động sức người.
2. Cách tạo ra sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh
Một sản phẩm cơ khí hoàn thiện được cấu tạo lên từ nhiều chi tiết cơ khí.
Mỗi chi tiết cơ khí sẽ có đặc điểm và vai trò khác nhau trong tổng thể một sản phẩm cơ khí.
3. Vai trò của cơ khí trong sự phát triển của ngành kinh tế
Công nghiệp cơ khí mang lại nhiều công nghệ hữu ích cho đời sống con ngời, giúp cho những hoạt động của con người trở nên nhẹ nhàng hơn và có thể thay thế con người thực hiện những công việc nằm ngoài khả năng tự nhiên.
Ngành công nghiệp cơ khí phát triển, kéo theo sự phát triển của các nhà máy nghiên cứu và chế tạo sản phẩm cơ khí ngày càng nhiều, góp phần tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động trong nước.
Phát triển cơ khí là mũi nhọn giúp hiện đại hoá ngành công nghiệp sản xuất và vận chuyển của đất nước.Có thể nói công nghiệp cơ khí chính là nền tảng để giúp các ngành công nghiệp khác phát triển, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Nhiều quốc gia được biết đến như các cường quốc công nghiệp hiện nay như Trung Quốc, Nhật Bản, Đức…
4. Tình hình phát triển công nghiệp cơ khí tại Việt Nam
Theo thống kê, Việt Nam chỉ mới tự cung ứng được khoảng 30% các sản phẩm cơ khí. Vào những năm đầu của thế kỷ 20, ngành cơ khí của Việt Nam chủ yếu là các xưởng quân cụ chuyên sửa chữa xe quân sự, vũ khí và các khí tài quân sự khác rải rác khắp các tỉnh thành của cả nước. Tuy nhiên do công nghệ thời kỳ đó còn khá hạn chế nên các công xưởng chủ yếu chuyên về cán, kéo sắt ri, đột dập… ở dạng vừa vả nhỏ.
Trải qua gần 20 năm phát triển, hiện nay cả nước ta có khoảng 30.000 doanh nghiệp cơ khí lớn nhỏ. Đóng góp hàng tỷ USD cho ngân sách nhà nước và tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động.
Các ngành công nghiệp cơ khí trong nước đã và đang từng bước được phát triển mạnh mẽ, sản xuất và ứng dụng rộng rãi trong các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và vận chuyển… phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Bước nhảy vọt đáng chú ý nhất của ngành công nghiệp trong nước những năm gần đây có thể kể đến việc chúng ta đã có thể tự sản xuất, lắp ráp được hầu hết các chủng loại xe cơ giới như xe máy, ô tô con, ô tô tải, xe khách, các dòng xe điện… Giúp nâng tỷ lệ nội địa hoá của các sản phẩm kể trên lên đến 85-95%, từ đó giảm đáng kể giá thành và kích kích nhu cầu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Tuy nhiên theo đánh giá của Bộ Công Thương, Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong ngành cơ khí chế tạo, nhưng do hạn chế về kỹ thuật và công nghệ nên mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu máy móc trong nước.
Theo báo cáo hàng năm, Việt Nam đang phải nhập khẩu số lượng lớn máy móc thiết bị và phụ tùng (chiến 40-50% kim ngạch xuất khẩu). Ngoài ra có tới 70% các máy móc, thiết bị nông nghiệp đều là nhập khẩu.
Bên cạnh đó, ngành luyện kim của nước ta cũng có nhiều hạn chế, một số kim loại hoặc sản phẩm cơ khí có yêu cầu đặc biệt vẫn chưa thể tự cung cấp mà phải nhập khẩu từ nước ngoài.
5. Động lực để thúc đẩy ngành công nghiệp tại Việt Nam
Nhận thấy được tầm quan trọng của ngành cơ khí trong việc phát triển đất nước, Chính Phủ và Bộ Công Thương Việt Nam đã có nhiều chủ trương, hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp cơ khí trong nước phát triển, đồng thời cũng có nhiều chính sách, chế độ ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam.
Mặt khác, với lợi thế về nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ cùng với những chính sách hấp dẫn của nhà nước. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới quan tâm và xây dựng nhà máy khắp các tỉnh trong cả nước có thể kể đến như Samsung, Honda, Huyndai, Toshiba, LG... Khi các doanh nghiệp lớn gia nhập thị trường Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, còn giúp đào tạo lực lượng nhân công có tay nghề và trình độ chuyên môn cao, mang đến những công nghệ và kỹ thuật mới mà chúng ta có thể học hỏi và ứng dụng rộng rãi.
(Thanhuytphcm.vn) - Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, ngày 10/5/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Phải xác định rõ tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng ở cơ sở, có vị trí rất quan trọng trong hệ thống tổ chức của Đảng”. Từ đó, Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Đội ngũ đảng viên có vai trò trực tiếp và là nhân tố cơ bản quyết định năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, đảng viên, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng…”.
Thực tiễn cũng như lý luận cho thấy, công tác xây dựng tổ chức đảng nói chung và tổ chức đảng ở cơ sở nói riêng có vai trò, trách nhiệm rất lớn của từng đảng viên.
Trước hết, đó là việc thực hiện đúng nguyên tắc, đầy đủ các nhiệm vụ của người đảng viên. Đây là yêu cầu mang tính bắt buộc đối với mỗi đảng viên mà không thể viện lý do để từ chối hoặc thực hiện không đầy đủ. Chẳng hạn, trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, mỗi đảng viên cần mạnh dạn thể hiện quan điểm, chính kiến của mình, nhất là với các vấn đề liên quan đến việc bảo đảm tính nguyên tắc trong sinh hoạt và tổ chức của chi bộ. Tức là đảng viên không thể thụ động trong việc nắm bắt các nguyên tắc, không thể đợi mời mới phát biểu… mà phải chủ động tham gia vào các công việc chung của tổ chức đảng. Hay trong việc thực hiện các phân công cụ thể, đảng viên phải nỗ lực hoàn thành ở mức cao, không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu chung của đơn vị mà còn làm gương cho quần chúng; không thể viện dẫn các lý do riêng để thoái thác hoặc bao biện cho việc chưa hoàn thành nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, mỗi đảng viên phải tích cực tham gia vào việc xây dựng nghị quyết, kế hoạch triển khai nghị quyết, định hướng hoạt động cùng các công tác xây dựng tổ chức đảng… của chi bộ và của đơn vị. Thực tế cho thấy, có một số đảng viên thụ động, ít mạnh dạn đề xuất các giải pháp, không có nhiều sáng kiến để thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị hay công tác xây dựng Đảng của chi bộ, mà thường chỉ đơn giản đồng ý với các ý kiến của cấp ủy, của bí thư chi bộ, trừ khi có liên quan trực tiếp đến lợi ích của bản thân. Trong khi đó, vai trò lãnh đạo của chi bộ thể hiện tính chất tập thể rõ nét, luôn cần phát huy trí tuệ của tất cả các đảng viên, nhằm góp phần thể hiện ý chí và trí tuệ tập thể. Không chỉ vậy, sự chủ động và tích cực tham gia còn góp phần làm cho đảng viên nâng cao trách nhiệm và có thêm cơ hội trau dồi kiến thức, kỹ năng về các vấn đề có liên quan đến nội dung đề xuất.
Không chỉ vậy, các đảng viên cần thể hiện tính kỷ luật, tính đảng đối với các vấn đề mang tính tranh đấu, ngay trong nội bộ. Thí dụ, thấy bí thư, cấp ủy viên có biểu hiện áp đặt, thiếu tôn trọng ý kiến của tập thể, thì cần phải thẳng thắn nêu ý kiến, vận dụng các quy định và sức mạnh tập thể để trao đổi, thậm chí phải đấu tranh để khắc phục tình trạng đó. Hoặc phát hiện đảng viên sử dụng mạng xã hội đưa những nội dung chưa phù hợp thì cần trực tiếp góp ý, trao đổi, cần thiết có thể báo cáo với cấp ủy để có biện pháp uốn nắn, giáo dục; trong trường hợp đặc biệt thì còn phải đưa ra tập thể xem xét, chấn chỉnh. Điều này yêu cầu đảng viên không được xuê xoa, cầu an, thỏa hiệp, nhất là với các vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu… của tổ chức đảng.
Ngoài ra, trong điều kiện cụ thể, từng đảng viên có thể tham gia một số hoạt động phong trào hoặc nâng cao để góp phần giúp tổ chức đảng tham gia các sinh hoạt chính trị do cấp trên tổ chức hoặc để giành thành tích đặc biệt trong các cuộc vận động. Chẳng hạn, đảng ủy cấp trên cơ sở tổ chức cuộc thi bí thư chi bộ giỏi, với thành phần dự thi là bí thư, phó bí thư, cấp ủy viên, người được quy hoạch các chức danh trên từ các tổ chức đảng cơ sở và trực thuộc, thì cần những đồng chí mạnh dạn và tích cực tham gia. Đây là dịp để học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng, đồng thời có thể đem lại những thành tích của tổ chức đảng, có thể giúp được đánh giá các mức độ hoàn thành nhiệm vụ cao trong năm cho cả tổ chức đảng và cá nhân.
Sau cùng, từng đảng viên còn phải nỗ lực tham gia vào việc duy trì thành tích đã đạt được hoặc phấn đấu nâng cao chất lượng hoàn thành nhiệm vụ theo từng năm. Chẳng hạn, đối với tổ chức đảng đã được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm trước thì năm sau phải phấn đấu giữ vững thành tích đó. Đương nhiên, ở đây không phải chạy theo thành tích hoặc cố giữ thành tích bằng mọi giá mà chính đó là một mục tiêu quan trọng để nỗ lực, bởi bên cạnh việc khẳng định kết quả năm trước là xứng đáng còn có ý nghĩa hướng đến các thành tích cao hơn, như tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh tiêu biểu hoặc là tổ chức đảng xuất sắc 5 năm liền… Ở trường hợp ngược lại, nếu tổ chức đảng chỉ được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ thì cả tập thể cần phải phấn đấu quyết liệt để nâng chất đánh giá, trong đó chú ý khắc phục triệt để các hạn chế, yếu kém của năm trước, cả phía tổ chức đảng lẫn phía cá nhân đảng viên. Trong đó, nếu có đảng viên có khuyết điểm, chưa hoàn thành nhiệm vụ hoặc có vấn đề cần chấn chỉnh thì cả tổ chức đảng phải giúp đỡ đảng viên đó vươn lên, đồng thời không để hạn chế đó “lây lan” đến đảng viên khác…
Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn gợi ý nhiều giải pháp quan trọng như nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng phải gắn liền với xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phải lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ sở và sự hài lòng của nhân dân làm thước đo năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; thường xuyên kết hợp giữa xây dựng cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh với củng cố, chấn chỉnh cơ sở đảng yếu kém; coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải đi đôi với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu, vai trò tiên phong, gương mẫu trong sinh hoạt đảng; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; coi trọng chất lượng phát triển đảng viên, chú trọng hơn nữa đến việc rèn luyện, bồi dưỡng quần chúng, đối tượng cảm tình đảng, trước khi vào Đảng phải thực sự là những quần chúng ưu tú không chỉ về năng lực công tác mà phải thực sự tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức, lối sống, có động cơ trong sáng; thường xuyên rà soát, sàng lọc, kịp thời và kiên quyết đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng…
Suy cho cùng, các giải pháp này gắn liền với từng tổ chức đảng ở cơ sở, đồng thời gắn với từng đảng viên, bởi nếu các đảng viên không tham gia hoặc vai trò, trách nhiệm của từng đảng viên không được phát huy thì các giải pháp nêu trên cũng sẽ rất khó thực hiện đầy đủ.
Du lịch hiểu một cách đơn giản là một ngành kinh doanh dịch vụ tổng hợp. Trong những năm qua du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, có hệ thống các di sản văn hóa, thiên nhiên cũng như các điểm đến, khu di tích, các khu nghỉ dưỡng phong phú. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam trong 9 tháng năm 2022 có đến 1,7 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam và doanh thu lên đến gần 400 tỷ đồng. Để có được bước đột phá phát triển trong ngành du lịch như thế, không thể không nhắc đến tiếng Anh – “chìa khóa” tiếp cận du khách quốc tế.